CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
18631 Tác động của đại dịch COVID-19 đến các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp Việt Nam và các khuyến nghị chính sách / // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 274 .- Tr. 31-42 .- 658

Nông nghiệp là ngành sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người và được ưu tiên duy trì trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và cách ly xã hội. Bên cạnh những cơ hội, nông nghiệp cũng không tránh khỏi những thách thức. Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp chịu tác động tiêu cực, doanh thu giảm mạnh, nhiều biện pháp đã được thực hiện nhưng chỉ mang tính cầm cự. Điều này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ và can thiệp của Chính phủ như cho vay vốn ưu đãi; miễn giảm lãi, phí ngân hàng; cơ cấu lại thời gian trả nợ và các khoản nợ; gia hạn thời gian nộp thuế; xác định tiêu chí hỗ trợ; đẩy mạnh sự vào cuộc của các doanh nghiệp logistic; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường chế biến sâu và liên kết.

18632 Tác động của đại dịch COVID-19 đến ngành du lịch Việt Nam và những giải pháp ứng phó / Phạm Trương Hoàng, Trần Huy Đức, Ngô Đức Anh // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 274 .- Tr. 43-53 .- 910

Nghiên cứu này phân tích những tác động của đại dịch Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam và đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của dịch, hỗ trợ các doanh nghiệp và ngành du lịch vượt qua những khó khăn do dịch gây ra, nhanh chóng khôi phục kinh doanh sau đó. Dựa trên tổng quan nghiên cứu về tác động của dịch bệnh đối với ngành du lịch và phân tích kết quả khảo sát 95 doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch và khách sạn về tác động của dịch bệnh Covid-19 tới doanh nghiệp, nghiên cứu đưa ra những kịch bản khác nhau về tác động của dịch bệnh Covid-19 tới ngành du lịch Việt Nam theo diễn biến của dịch bệnh và phản ứng của Chính phủ và ngành du lịch. Bài báo đề xuất những giải pháp hạn chế và giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đến ngành du lịch Việt Nam, cụ thể cho ba giai đoạn duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp và lao động, tái cấu trúc và chuẩn bị cho sự trở lại của ngành du lịch.

18633 Ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19 đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: Nghiên cứu thực tiễn ở miền Bắc Việt Nam / Nguyễn Thành Hiếu, Trương Tuấn Anh, Đỗ Thị Đông, Hà Sơn Tùng // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 274 .- Tr. 54-63 .- 658

Bài viết này tìm hiểu những ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp tính COVID-19 đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Miền Bắc Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp đang gặp các khó khăn chủ yếu về đầu ra, đứt gãy nguồn cung, khó khăn tài chính và nguồn nhân lực không ổn định. Dựa trên kết quả phân tích, bài viết gợi ý các giải pháp đối với doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khủng hoảng vì dịch bệnh này, trong đó, đàm phán với các bên hữu quan, tái cơ cấu, tăng cường chuyển đổi số là những vấn đề đặc biệt cần quan tâm. Bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh để vượt qua giai đoạn khó khăn.

18634 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và cam kết của người lao động với doanh nghiệp / Nguyễn Ngọc Phú // Tài chính .- 2020 .- Số 725 .- Tr. 131 – 133 .- 658

Bằng phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp, tác giả kế thừa lý thuyết của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra mô hình lý thuyết về mối quan hệ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động và cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp. Các vấn đề về lý luận trong nghiên cứu này được kiểm chứng qua khảo sát thực tế các doanh nghiệp ngành xây dựng, sau đó bổ sung, tạo ra cơ sở lý luận hoàn chỉnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngành xây dựng trong các nghiên cứu tiếp theo.

18635 Một số giải pháp phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã / Đặng Văn Thanh // .- 2020 .- Số 725 .- Tr. 134 – 136 .- 658

Bài viết phân tích tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong thời gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp cần triển khai đồng bộ để mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã ngày càng phát triển.

18636 Đại dịch COVID-19: Cơ hội và thách thức cho Giáo dục Đại học Việt Nam / Trần Thị Vân Hoa, Phạm Thị Huyền, Nguyễn Quỳnh Hoa // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 274 .- Tr. 64-74 .- 658

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng sâu rộng tới tất các quốc gia trên thế giới, mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Gần 200 quốc gia đóng cửa các trường học, hơn 1.5 tỷ người học trên thế giới không được đến trường. Tại Việt Nam, hơn 1.7 triệu sinh viên không thể học tập trung trong bối cảnh giãn cách xã hội. Để người học có thể “dừng đến trường nhưng không dừng học”, các trường đại học Việt Nam đã và đang ứng phó với đại dịch theo nhiều cách khác nhau. Cuộc khảo sát nhanh trên Google doc. từ 9 - 11/4/2020, với mẫu nghiên cứu 826 phần tử là các cán bộ, giảng viên của các trường đại học Việt Nam, cho thấy dù gặp nhiều khó khăn, song các trường đã dần chủ động hơn trong việc vượt qua thách thức. Ở một góc nhìn tích cực, các trường đã và đang tìm cách khai thác cơ hội do sức ép từ Covid19, trở thành các trường đại học thông minh, tận dụng lợi thế của Cách mạng Công nghiệp 4.0 nhằm xóa khoảng cách không gian, không phụ thuộc vào thời gian thực và tiệm cận chất lượng giáo dục thế giới. Tất nhiên, còn nhiều việc phải làm, mà chủ thể thực hiện sẽ không chỉ là các cơ sở giáo dục đại học mà cần có sự vào cuộc của Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bộ ngành khác. Sự đồng bộ hóa trong quy định, hướng dẫn, vận hành, quản lý và kiểm soát là những điều kiện không thể thiếu cho áp dụng giảng dạy trực tuyến, không chỉ ở giáo dục đại học mà cho cả ngành giáo dục nói chung.

18637 Quản trị chi phí trong môi trường sản xuất hiện đại / Lê Thị Huyền Trâm // .- 2020 .- Số 725 .- Tr. 137 – 139 .- 658

JIT là mô hình sản xuất giúp cung cấp đúng chủng loại linh kiện, đúng số lượn, tại đúng nơi và vào đúng thời điểm cần thiết. Bằng phương pháp JIT, các công ty có thể cắt giảm chi phí một cách đáng kể. Chi phí hàng tồn kho đóng góp rất lớn vào chi phí của công ty, đặc biệt là trong doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, áp dụng JIT làm giảm tối đa hiện tượng tồn kho, ứ đọng vốn, giảm diện tích kho bãi, tăng chất lượng sản phẩm, giảm phế liệu, sản phẩm lỗi, tăng năng suất nhờ giảm thời gian chờ đợi.

18638 Hoàn thiện phân tích tiềm lực tài chính tại các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết / Trần Thị Thanh Thuý // .- 2020 .- Số 725 .- Tr. 147 – 149 .- 658

Bài viết nghiên cứu thực trạng phân tích tiềm lực tài chính trên các khía cạnh mức độ độc lập tài chính, kết quả kinh doanh, tốc độ thanh toán tại 21 doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HNX và HOSE, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện phân tích tiềm lực tài chính trên các khía cạnh: Mức độ độc lập tài chính, kết quả kinh doanh, tốc độ thanh toán tại các doanh nghiệp này.

18639 Vai trò của tín dụng chính sách đối với giảm bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam / Lê Quốc Hội // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 274 .- Tr. 75-82 .- 658

Bài viết phân tích tác động của tín dụng chính sách đối với giảm bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. Bằng việc sử dụng dữ liệu cấp tỉnh và phương pháp ước lượng Moment tổng quát kết quả phân tích cho thấy tín dụng chính sách góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam. Ngoài ra, chất lượng thể chế và trình độ giáo dục là những yếu tố ràng buộc đến tác động của tín dụng chính sách đối với giảm bất bình đẳng thu nhập. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm gắn kết thực hiện tín dụng chính sách với giảm bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam.

18640 Giải pháp hoàn thiện văn hoá tổ chức tại cục thuế Sóc Trăng / Võ Thanh Lam // .- 2020 .- Số 725 .- Tr. 155 – 158. .- 658

Bằng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp từ các chuyên gia và khảo sát trực tiếp 122 cán bộ, công chức công tác tại Cục thuế Sóc Trăng và các đơn vị trực thuộc, thông qua phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy và phân tích nhân tố, nghiên cứu này tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá tổ chức tại Cục thuế Sóc Trăng. Từ các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và xây dựng văn hoá tổ chức tại Cục thuế Sóc Trăng thời gian tới.