CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
18621 Du lịch Việt Nam: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ mới / Lê Quang Đăng // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 3 .- Tr.11 – 13 .- 910

Ngành Du lịch Việt Nam những năm gần đây đang có những bước phát triển đột phá, với những thành tựu đạt được rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, ngành du lịch cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đang có những thay đổi mạnh mẽ về tư duy, chiến lược và chính sách phát triển du lịch khiến cạnh tranh du lịch càng trở nên gây gắt. Điều này đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam cần phải có những biện pháp tích cực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh phù hợp với bối cảnh, tình hình của thời kỳ mới.

18622 Thúc đẩy du lịch sinh thái nông nghiệp trong bối cảnh ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu / Nguyễn Văn Thắng // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 3 .- Tr.15 – 17 .- 910

Trong du lịch sinh thái, du lịch sinh thái nông nghiệp là một trong những nhóm sản phẩm chủ đạo. Khung cảnh nông thôn, hoạt động canh tác nông nghiệp, tri thức và văn hóa truyền thống các làng quê ở nông thôn, sản vật tươi ngon và khác lạ… là những yếu tố hấp dẫn khách du lịch. Và mọt trong những vấn đề cần quan tâm hiện nay là thúc đẩy du lịch sinh thái nông nghiệp trong bối cảnh ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu.

18623 Ấn Độ: Thị trường khách du lịch Outboud hấp dẫn / Phan Thị Thái Hà // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 3 .- Tr.30 – 31 .- 910

Đối với du lịch Việt Nam, ngoài các thị trường truyền thống như Đông Bắc Á, ASEAN, Bắc Mỹ, Úc và một số thị trường từ khu vực châu Âu, thị trường khách Ấn Độ đang nổi lên bởi tốc độ tăng trưởng cao liên tục những năm gần đây và vươn lên vào Top 16 thị trường gửi khách cao nhất đến Việt Nam năm 2019.

18624 Du lịch thế giới: Niềm tin vào sự phục hồi sau Covid - 19 / Hải Nam // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 4 .- Tr.2 – 3 .- 910

Với niềm tin vào khả năng phục hồi và tác động lan tỏa của du lịch tới kinh tế - xã hội, tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đưa ra bộ khuyến nghị về giảm thiểu thiệt hại và hướng phục hồi cho ngành du lịch thế giới, đồng thời phát động phong trào Travel tomorrow (Du lịch vào ngày mai)

18625 Xu hướng du lịch xanh: Hướng tới phát triển bền vững / Hoàng Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hà // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 4 .- Tr.22 – 23 .- 910

Với đặc thù là ngành tổng hợp, hoạt động của ngành du lịch có những tác động không nhỏ đối với kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, ngành du lịch đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình thực hiện tăng trưởng xanh và hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển du lịch xanh hướng tới phát triển ngành du lịch bền vững.

18626 Xu hướng sử dụng video marketing trong tiếp thị sản phẩm và dịch vụ du lịch / Bùi Thị Thanh Diệu // Du lịch Việt Nam .- 2020 .- Số 4 .- Tr. 38 – 40 .- 910

Những năm gần đây, người sử dụng mạng xã hội thường dành nhiều thời gian hơn để xem các video. Sự phổ biến của phương tiện truyền thông xã hội đã buộc các nhà tiếp thị du lịch phải làm các video của họ trở nên tương tác, sang tạo và đổi mới hơn. Bắt kịp những xu hướng này, các doanh nghiệp, tổ chức du lịch đã và đang triển khai, áp dụng hình thức video vào các chiến lược tiếp thị để thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều hơn, qua đó phổ biến được các sản phẩm và dịch vụ du lịch đặc trưng của mình.

18627 Giải pháp chuyển dịch cơ cấu thu nhập của các ngân hàng thương mại tại Việt nam theo hướng gia tăng tỷ trọng thu nhập dịch vụ / Lê Hoàng Tùng // Ngân hàng .- 2020 .- Số 10 .- Tr. 26-34 .- 658

Cơ cấu thu nhập của các ngân hàng thương mại Việt Nam 5 năm qua và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thu nhập đối với các NHTM Việt Nam.

18628 Tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam / Phạm Hồng Chương // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 274 .- Tr. 2-13 .- 658

Nghiên cứu này hướng đến việc dự phóng các kịch bản tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam và từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm hạn chế các tác động tiêu cực về mặt kinh tế. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: (i) Tăng trưởng GDP quý 2 của Việt Nam dự báo khoảng 2,0 % so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu; (ii) Nếu đại dịch dịch kéo dài thì ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và khu vực doanh nghiệp nói riêng là rất nghiệm trọng. Chúng tôi khuyến nghị Chính phủ xây dựng nhiều kịch bản chính sách kinh tế khác nhau từ ngắn (hỗ trợ) đến dài hạn (giải cứu) nhằm ứng phó với tình hình dịch ở cả Việt Nam lẫn các quốc gia khác trên thế giới. Các giải pháp chính sách đưa ra cần tính đến độ trễ trong quá trình ban hành và triển khai để đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả.

18629 Tác động của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế Việt Nam và giải pháp ứng phó / Trần Thọ Đạt // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Số 274 .- Tr. 14-22 .- 658

ại dịch Covid-19 mặc dù ban đầu là khủng hoảng y tế nhưng tác động đến kinh tế là rất nghiêm trọng và đang có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng toàn cầu theo cách chưa có tiền lệ. Tại Việt Nam, tác động của Covid-19 là rất lớn, thể hiện ở các số liệu thống kê quý I/2020 ở mức xấu nhất trong nhiều năm vừa qua. Các chính sách ứng phó của Chính phủ hiện nay được cho là phù hợp và đúng hướng, tuy nhiên đang đối diện với nhiều ràng buộc chính sách. Các kịch bản dự báo kinh tế năm 2020 đều cho thấy tăng trưởng Việt Nam sẽ ở mức rất thấp, trước khi hồi phục mạnh mẽ trong năm 2021.

18630 Tác động của COVID-19 đến nền kinh tế - Những đánh giá ban đầu và hàm ý chính sách / Tô Trung Thành, Bùi Trinh // Kinh tế & phát triển .- 2020 .- Só 274 .- Tr. 23-30 .- 658

Đại dịch COVID-19 là một cú sốc lớn đến kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tác động của nó theo những cách thức chưa có tiền lệ. Nghiên cứu này những đánh giá ban đầu về tác động của dịch bệnh đến nền kinh tế. Theo đó, nếu dịch bệnh kéo dài, khả năng nền kinh tế rơi vào suy thoái là rất cao. Tính riêng tác động của hạn chế giao thương với Trung Quốc đã khiến nền kinh tế có thể suy giảm 0,6% đến 0,8% tăng trưởng GDP. Chính phủ cần tập trung vào chính sách tài khóa và tăng cường an sinh xã hội, không nên lạm dụng chính sách tiền tệ trong ứng phó với dịch COVID-19.