CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
12321 Những vấn đề đặt ra khi áp dụng hóa đơn điện tử ở các quốc gia và Việt Nam / Nguyễn Như Quỳnh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 75-78 .- 657

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước cho thấy, hóa đơn điện tử đã được áp dụng bắt buộc tại nhiều quốc gia và đang có xu hướng ngày càng mở rộng trên toàn cầu. Hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, đồng thời giúp cơ quan thuế, hải quan dễ dàng quản lý, truy xuất các số liệu thống kê báo cáo, phát hiện hành vi vi phạm gian lận về thuế, hải quan. Ngoài ra, hóa đơn điện tử giúp Chính phủ đánh giá được sự phát triển của các ngành nghề kinh doanh, các loại hình kinh tế, từ đó có các chính sách thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bài viết này nghiên cứu kinh nghiệm các nước về hóa đơn điện tử, xem xét trường hợp của Việt Nam và đề xuất giải pháp áp dụng hóa đơn điện tử hiệu quả.

12322 Tiền mã hoá và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, giám sát / Nguyễn Thế Bính // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 80-82 .- 332.4

Sự xuất hiện các đồng tiền mã hoá như đồng Bitcoin, Ethereum hay đồng Diem trong giao dịch và thanh toán đã, đang tạo ra những thay đổi trong quan niệm truyền thống về tiền tệ, cũng như đặt ra những thách thức đối với hệ thống thanh toán và chính sách tiền tệ quốc gia. Mặc dù, chưa được nhiều nền kinh tế chính thức công nhận là đơn vị tiền tệ trong giao dịch và thanh toán, nhưng những đồng tiền mã hoá, nhất là đồng Bitcoin, vẫn đang được giao dịch rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Vấn đề đặt ra là cần phải làm gì trong quản lý, giám sát các giao dịch tiền mã hoá nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các giao dịch bất hợp pháp góp phần đảm bảo an ninh tài chính và hệ thống thanh toán quốc gia.

12323 Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á - vai trò của phát triển tài chính / Phạm Thanh Tuyền, Hồ Thuỷ Tiên // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 73-77 .- 330

Bài viết nghiên cứu kiều hối đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Châu Á, trong đó xem xét vai trò phát triển tài chính của các quốc gia này. Tác giả hồi quy tuyến tính với kỹ thuật xử lý SGMM, với 33 quốc gia Châu Á giai đoạn 2005-2018

12324 Thực trạng phát triển dịch vụ tài chính bao thanh toán ở Việt Nam / Hoàng Thị Minh Châu // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 83-85 .- 332.4

Bao thanh toán không phải nghiệp vụ ngân hàng truyền thống nhưng đã được thực hiện nhiều năm qua trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bao thanh toán vẫn còn khá mới mẻ, chưa quen thuộc đối với các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp trong nước, do đó có thể coi đây là một sản phẩm tài chính hiện đại trên thị trường Việt Nam.

12325 Giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững vốn tự nhiên ở Việt Nam / Nguyễn Đình Đáp, Nguyễn Thị Bích Nguyệt // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 86-88 .- 363

Vốn tự nhiên là nguồn tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và các dịch vụ hệ sinh thái, là nền tảng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua chỉ ít quan tâm đến bảo tồn vốn tự nhiên. Điều này tiềm ẩn những rủi ro, thách thức tác động đến hệ sinh thái môi trường trong tương lai. Chính vì vậy, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã bổ sung nội dung thúc đẩy việc khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên cho phát triển bền vững.

12326 Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng / Trần Thế Sao, Phan Hồng Hạnh, Phạm Thị Phương Thảo // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 89-91 .- 332.12

Trong thời gian qua, vấn đề tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp tục trở thành vấn đề thời sự, được bàn đến trên nhiều diễn đàn, thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận, của các nhà khoa học. Bài viết đề cập đến một số vấn đề lý thuyết cơ bản và kinh nghiệm của một số nước phát triển, một số nước trong khu vực Đông Nam Á về đẩy mạnh tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam hiện nay.

12327 Tác động của “cú sốc” giá dầu thô đến thị trường chứng khoán tại các nước OECD / Lưu Nguyễn Quốc Trung, Nguyễn Ngọc Hòa // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 97-100 .- 658

Bài viết sử dụng Mô hình Vecto tự hồi quy (VAR) để xem xét tác động của "cú sốc" giá dầu thô đến hoạt động thị trường chứng khoán của 10 quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Qua đó cho thấy, sự nhạy cảm của thị trường chứng khoán đối với các thông số kỹ thuật về “cú sốc” giá dầu thô được tìm thấy thông qua việc giám sát giá dầu của các nước trong thời kỳ diễn ra “cú sốc”. Về các phản ứng xung đột, nghiên cứu cũng cho thấy rõ những tác động của “cú sốc” giá dầu thô đến giá trị chứng khoán và ngược lại về cơ bản là khác nhau.

12328 Xử phạt vi phạm hành chính trong bảo mật thông tin khách hàng hiện nay và hướng hoàn thiện / Nguyễn Thị Kim Thoa // Ngân hàng .- 2021 .- Số 19 .- Tr. 21-24 .- 340

Bài viết đề cập đến vai trò của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng, phân tích quy định của pháp luật về xử phạt hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng, từ đó đưa ra một sổ khuyến nghị nhằm bảo đảm quyền được bảo mật thông tin khách hàng.

12329 Khả năng tạo thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007 - 2020 và hàm ý chính sách / // Ngân hàng .- 2021 .- Số 19 .- Tr. 12-21 .- 332.12

Chức năng tạo thanh khoản là một trong hai chức năng hàng đẩu của hệ thống ngân hàng mọi nền kinh tế. Vì vậy, nghiên cứu tập trung vào phân tích chức năng nàỵ cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu công bố các phương pháp đo lường khả năng tạo thanh khoản, vận dụng tính toán cho từng ngân hàng thương mại Việt Nam, từng năm, xuyên suốt giai đoạn 2007 - 2020. Kết quả phân tích không chỉ cho phép phân hạng ngân hàng theo khả năng tạo thanh khoản, mà còn là cơ sở ban đẩu để khuyến nghị phát triển thị trường thứ cấp cho hoạt động tín dụng, giúp cải thiện thanh khoản của nhóm tài sản quan trọng nhưng kém tính lỏng này trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

12330 Agribank đưa dịch vụ ngân hàng đến từng hộ dân / Nguyên Vũ // Ngân hàng .- 2021 .- Số 19 .- Tr. 40-42 .- 332.12

Là ngân hàng hoạt động chủ lực trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn, được ví như "ngân hàng của nhà nông", Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nống thôn Việt Nam (Agribank) đã và đang nỗ lực không mệt mỏi đưa dịch vụ tài chính, ngân hàng đến với từng thôn, xã, từng gia đình địa bàn nống thôn, cùng ngành Ngân hàng hiện thực hóa Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.