CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
12301 Hiệu quả tiềm năng của chương trình đào tạo nâng cao khả năng nhận biết và xử lý các tình huống nguy hiểm trên đường cho người điều khiển mô tô, xe gắn máy / Bùi Văn Dương, Nguyễn Hữu Quy, Võ Thị Trúc Đào // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 29-33 .- 155

Phân tích hiệu quả tiềm năng của chương trình đào tạo nâng cao khả năng nhận biết và xử lý các tình huống nguy hiểm trên đường cho người điều khiển mô tô, xe gắn máy. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra tính hiệu quả giảm thiểu va chạm và thương vong do tai nạn giao thông của việc đào tạo nâng cao khả năng nhận thức và xử lý các tình huống nguy hiểm trên đường. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có nội dung này. Bài báo này sẽ tập trung: (1) Đánh giá hiệu quả tiềm năng của chương trình đào tạo đề xuất; (2) Khuyến nghị điều chỉnh cải thiện chương trình đào tạo sát hạch người lái xe máy trong tương lai. Nghiên cứu sử dụng phương pháp “trước” và “sau” khi đào tạo để so sánh hiệu quả tác động giữa nhóm đào tạo và nhóm đối chứng. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của chương trình đào tạo và kiến nghị đưa nội dung đào tạo này vào chương trình đào tạo sát hạch cấp phép lái xe máy.

12302 Các nhân tố ảnh hưởng đến trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam phát hành năm 2020 / Nguyễn Thị Phương Hoa, Bùi Thị Minh Hải, Nguyễn Trung Kiên // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 34-38 .- 658.022

Bài viết nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành năm 2020 và xác định được 2 nhân tố có ảnh hưởng đáng kể là lãi suất của trái phiếu và tính bảo đảm của trái phiếu phát hành. Từ đó, một số khuyến nghị về chính sách được đưa ra để hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư khi họ theo đuổi lãi suất trái phiếu doanh nghiệp

12303 Giải ngân đầu tư công từ nguồn vốn vay nước ngoài năm 2021 và những vấn đề đặt ra / Phạm Hồng Vân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 31-35 .- 332.1

Đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp đ. tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công nói chung, dự án sử dụng vốn vay nước ngoài nói riêng. Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương và các chủ dự án, cũng như Bộ Tài chính đã có nhiều giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các chủ dự án, nhưng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn vay nước ngoài năm 2021 đến nay còn thấp và khó đạt mục tiêu đề ra. Trong bối cảnh đó, để cải thiện tình trạng giải ngân vốn vay nước ngoài, thời gian tới, các bộ ngành, địa phương và các chủ dự án cần triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, tranh thủ tối đa thời điểm không gi.n cách x. hội để đẩy nhanh việc giải ngân nguồn vốn này.

12305 Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng APPS để đặt đồ ăn / // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 46-50 .- 658.834 2

Nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ứng dụng APPS để đặt đồ ăn. Mô hình nghiên cứu và các thang đo được xây dựa trên các lý thuyết; các nghiên cứu trong và ngoài nước. Phương pháp nghiên cứu được dùng là phương pháp định lượng

12306 Tăng cường giám sát, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia giải ngân vốn đầu tư công / Nguyễn Quốc Điển // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 36-39 .- 332.1

Bài viết đánh giá một số kết quả đạt được trong hoạt động giám sát, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể trong giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, đồng thời nhận diện một số tồn tại, bất cập và nguyên nhân. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giải pháp nhằm tăng cường vai trò giám sát, nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quá trình giải ngân vốn đầu tư công trong các tháng cuối năm, góp phần thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế trong thời gian tới.

12308 Phát triển kinh tế đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay / Nguyễn Thị Ngát, Lê Thị Thu Hà, Bùi Thị Thanh Huyền // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 48-53 .- 330

Thời gian qua, phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp vào phát triển kinh tế đất nước, tạo nền tảng cơ bản để thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới. Từ việc xem xét vai trò của kinh tế đối ngoại, bài viết trao đổi về thực trạng phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển lĩnh vực này trong giai đoạn tới.

12309 Hoàn thiện pháp luật khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay / Bùi Tuấn Thành, Vũ Đức Đam Quang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 34-40 .- 340

Đánh giá những ưu, nhược điểm của hệ thống pháp luật về KH&CN của Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những giải pháp hỗ trợ công tác hoàn thiện pháp luật về KH&CN, góp phần đưa hoạt động KH&CN của nước ta phát triển bền vững, đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Hoàn thiện pháp luật về khoa học và công nghệ (KH&CN) ở Việt Nam hiện nay là vấn đề mang tính cấp thiết, nhất là trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Bên cạnh vai trò, đặc điểm của pháp luật về KH&CN, nghiên cứu này còn chỉ ra những nội dung, tiêu chí và điều kiện cơ bản đảm bảo công tác hoàn thiện pháp luật về KH&CN.

12310 Thế chấp tài sản trí tuệ : những khía cạnh pháp lý và thực tiễn thi hành / Hoàng Lan Phương // .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 41-45 .- 340

Phân tích những khía cạnh pháp lý, từ đó chỉ ra những khó khăn trong thực hiện các giao dịch thế chấp tài sản trí tuệ (TSTT) tại Việt Nam hiện nay. Việc sử dụng tài sản trí tuệ như một tài sản đảm bảo cho quá trình thế chấp đã được phát triển rộng khắp trên thế giới, nhưng tại Việt Nam đây là một vấn đề còn tương đối mới. Pháp luật hiện hành cũng đã có những quy định về việc chấp nhận tài sản đảm bảo khi vay vốn là TSTT. Đây được coi là một cơ hội mở cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiện thực hóa việc vay vốn kinh doanh bằng TSTT. Tuy nhiên, để có thể vay vốn bằng việc thế chấp TSTT tại các ngân hàng ở Việt Nam là điều không dễ dàng. Những khó khăn có thể xuất phát từ việc chưa có những hướng dẫn chi tiết, từ phía pháp luật hoặc từ chính bản chất “vô hình” của TSTT, dẫn tới khó khăn trong định giá TSTT khi thế chấp, xử lý TSTT sau khi bên thế chấp không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.