CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
12331 Hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam dưới khía cạnh chính sách, pháp luật về tín dụng ngân hàng / Trần Linh Huân // Ngân hàng .- 2021 .- Số 19 .- Tr. 33-39 .- 332.12

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng bị tạm ngừng hoạt động, đã có doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản do không đủ nguồn tài chính để duy trì.Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ tín dụng cụ thể cho các doanh nghiệp. Các chính sách này đã góp phần tích cực vào việc hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn trước mắt. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá về thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tại Việt Nam dưới khía cạnh chính sách, pháp luật, từ đó đé xuất một số kiến nghị tiép tục hoàn thiện.

12332 Tài chính toàn diện - Giải pháp đáp ứng nhu cầu về vốn tín dụng trong tiếp cận nhà ở xã hội / Võ Thị Mỹ Hương // Ngân hàng .- 2021 .- Số 19 .- Tr. 25-29 .- 332.1

Chính sách phát triển nhà ở xà hội là một trong nhừng chính sách nhân văn, bảo đam được đồng thời mục tiêu phát triển kinh tế với phát triên bền vừng về xà hội - một trong nhừng trụ cột cua phát triền bền vững. Đê phát triển bền vững, giừ chân người lao động trong các nhà máy, khu công nghiệp hoặc những nơi có nhiều cơ hội việc làm ờ các đô thị lớn thì giái quyết nhu cầu về chồ ở ôn định, với giá cá hợp lý vần là giải pháp toàn diện và lâu dài nhất.

12333 Gian lận hoá đơn trong thương mại quốc tế ở Việt Nam / Đoàn Ngọc Thắng, Nguyễn Thị Diệu Linh, Nguyễn Thị Huyền Trang // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 291 .- Tr. 34-44 .- 657

Bài viết này nghiên cứu thực trạng gian lận hoá đơn trong thương mại quốc tế ở Việt Nam và xác định các nhân tố chính tác động tới gian lận thương mại. Gian lận hóa đơn được thực hiện qua việc khai sai giá trị hàng xuất khẩu và nhập khẩu nhằm chuyển vốn phi pháp giữa các nước. Nhóm tác giả sử dụng số liệu mảng về xuất nhập khẩu của Việt Nam theo mã HS2 từ năm 2000 - 2017 để đo lường gian lận hoá đơn, sau đó sử dụng phương pháp hồi quy để ước lược tác động của các nhân tố tới gian lận hoá đơn của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy khi lãi suất và tính ổn định chính trị ở quốc gia đối tác càng cao thì càng làm tăng gian lận khai thiếu hoá đơn xuất khẩu. Trong khi đó, thặng dư cán cân vãng lai và tỷ giá có tác động cùng chiều tới gian lận khai thừa hoá đơn nhập khẩu, nhưng các nhân tố về lạm phát, lãi suất và tính ổn định chính trị ở quốc gia đối tác của Việt Nam lại làm giảm gian lận thông qua khai báo hoá đơn nhập khẩu. Những kết quả nghiên cứu này có hàm ý chính sách quan trọng trong việc định vị và định hướng chính sách của chính phủ nhằm kiểm soát và ngăn chặn kịp thời gian lận hóa đơn xuất nhập khẩu.

12334 Tác động của quy định đối với hoạt động ngân hàng và loại hình sở hữu lên mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng: Bằng chứng từ các quốc gia Châu Á / Võ Thị Thúy Anh, Thái Thị Hồng Ân // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 291 .- Tr. 25-33 .- 332.12

Nghiên cứu này khám phá mối quan hệ giữa các quy định đối với hoạt động ngân hàng (bank regulation) và mức độ chấp nhận rủi ro (risk-taking) của các ngân hàng. Sử dụng bộ dữ liệu các ngân hàng thuộc 19 quốc gia Châu Á trong giai đoạn 1996-2018, chúng tôi nhận thấy phần lớn các biến quy định có mối quan hệ cùng chiều với mức độ rủi ro của các ngân hàng trong mẫu quan sát. Điều này có nghĩa là, các quy định áp dụng cho hệ thống ngân hàng càng nghiêm ngặt, mức độ chấp nhận rủi ro càng cao. Ngoài ra, chúng tôi còn tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng sở hữu nước ngoài làm giảm mức độ chấp nhận rủi ro, trong khi sở hữu nhà nước làm tăng mức độ này của các ngân hàng.

12335 Tăng cường ngoại giao kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước / Trần Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Thu Hiền // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 5-8 .- 332.1

Phân tích, đánh giá kết quả và những tồn tại hạn chế trong triển khai công tác NGKT theo định hướng của Ban Bí thư Khóa X của Bộ Tài chính thời gian qua, bài viết rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất phương hướng đối với công tác NGKT, đáp ứng yêu cầu bối cảnh mới.

12336 Đánh giá tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế / Lê Hằng Mỹ Hạnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2021 .- Số 757 .- Tr. 20-23 .- 382

Trong nghiên cứu này, trên cơ sở tổng quan lý thuyết về xuất khẩu tác động đến tăng trưởng kinh tế, tác giả xây dựng được mô hình hiệu chỉnh sai số dạng vector (VECM) để ước lượng mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, cùng với yếu tố truyền dẫn là tỷ giá hối đoái, các biến ngoại sinh là lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng chất lượng của mô hình.

12337 Tác động của các biến vĩ mô lên độ biến động thị trường chứng khoán – Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng mô hình GARCH-MIDAS tại Việt Nam / Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Thị Minh, Hoàng Thị Thu Hà // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 291 .- Tr. 15-24 .- 332.1

Bài báo nghiên cứu vai trò của các biến vĩ mô lên độ biến động dài hạn của chỉ số thị trường chứng khoán Việt Nam sử dụng mô hình GARCH-MIDAS – là mô hình cho phép nghiên cứu độ biến động sử dụng kết hợp các biến số có tần suất khác nhau. Phân tích thực nghiệm cho thấy các biến vĩ mô, nhìn chung, có tác động đáng kể đến độ biến động dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt, kết quả cho thấy vai trò của các biến vĩ mô trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới thấp hơn rất nhiều so với các thời kỳ khác. Thậm chí trong thời kỳ này, vai trò của các biến này là không có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, vai trò của các biến vĩ mô cũng khá khác nhau, trong khi lãi suất có ảnh hưởng mạnh hơn nhưng tăng trưởng lại có tác động lâu dài hơn tới độ biến động dài hạn. Kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra các biến vĩ mô có ảnh hưởng mạnh hơn tới chỉ số HNX-Index so với chỉ số VN-Index.

12338 Hiệu quả trong dự báo giá dầu thô: Một so sánh giữa mô hình VAR, mô hình Lasso và mô hình LSTM / Nguyễn Đức Trung, Lê Hoàng Anh // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 288 .- Tr. 2-13 .- 658

Bài báo này nhằm cung cấp một sự so sánh về hiệu quả dự báo giá dầu thô giữa các phương pháp phổ biến hiện nay. Trong đó, mô hình dự báo giá dầu được nhóm tác giả xây dựng trên các khía cạnh chính của động lực giá dầu là chính sách tiền tệ và tình trạng cạn kiệt dầu thô. Với dữ liệu được thu thập hàng tháng từ tháng 1 năm 1986 đến tháng 5 năm 2020, giá dầu thô được dự báo thông qua 3 mô hình là mô hình vectơ tự hồi quy (VAR), mô hình hồi quy toán tử co gọn và lựa chọn tối thiểu (LASSO), mô hình mạng bộ nhớ ngắn hạn dài hạn (LSTM). Kết quả cho thấy theo cả ba chỉ số là độ lệch sai số trung bình (RMSE), phần trăm sai số tuyệt đối trung bình (MAPE) và trung bình sai số bình phương (MSE), mô hình LSTM sẽ cho kết quả dự đoán chính xác hơn so với mô hình VAR và LASSO.

12339 Chính sách tiền tệ của Mỹ trong giai đoạn đại dịch Covid-19 và một số khuyến nghị đối với Việt Nam / Trần Thị Vân Anh // Ngân hàng .- 2021 .- Số 19 .- Tr. 49-56 .- 332.4

Phân tích các giải pháp mà FED đã thực hiện trong giai đoạn vừa qua, trên cơ sở so sánh với những biện pháp đã triển khai tại Việt Nam, tác giả đề xuất một số khuyến nghị chính sách.

12340 Kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết Việt Nam / Nguyễn Thị Ngọc Điệp // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 114-120 .- 657

Nghiên cứu này nhằm đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, dựa trên dữ liệu khảo sát quy mô mẫu 489 doanh nghiệp. Các phương pháp kiểm định gồm Cronbach's Alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 7 nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết Việt Nam, trong đó 05 nhân tố tác động thuận chiều gồm thái độ nhà quản trị, hội nhập kinh tế, năng lực kế toán viên, quy mô doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và 02 nhân tố tác động ngược chiều gồm hệ thống pháp luật, chi phí.