CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Văn học

  • Duyệt theo:
1 Văn học di cư – giới thuyết về khái niệm và một vài đặc trưng cơ bản / Đỗ Thị Hường // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 2(612) .- Tr. 19-32 .- 800.01

Khái niệm di cư, văn học di cư và các thuật ngữ liên quan trong nghiên cứu văn học di cư thế giới. Phân tích mối liên hệ của văn học di cư và lí thuyết hậu thuộc địa. Trình bày một số đặc trưng của văn học di cư.

2 Từ văn học Mỹ gốc Á Queer tới văn học Mỹ gốc Việt Queer: Mở rộng giới hạn thấu cảm và bình đẳng / Nguyễn Phương Thảo // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 3(613) .- Tr. 80-90 .- 800.01

Khái quát về lịch sử, hiện trạng và sứ mệnh của văn học Mỹ gốc Á queer trong mối tương quan với xu hướng liên ngành và toàn cầu hóa của lý thuyết Queen đương đại. Từ đó bài viết đưa ra đánh giá về văn học Mỹ gốc Việt queen đang thành hình và giới thiệu hai nhà thơ Mỹ gốc Việt queen nổi bật – Ocean Vương và Hiếu Nguyen.

3 “Tam sao nhất bản”: hình tượng Đặng Thị Huệ từ lịch sử, văn học đến phim ảnh / Phạm Văn Hưng // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 1(611) .- Tr. 24-38 .- 800.01

Tìm hiểu sự “định bản” hình ảnh, cách đánh giá đối với Đặng Thị Huệ trong suốt 2 thế kỉ (cuối thế kỉ XVIII – cuối thế kỉ XX), từ đó bước đầu nhìn nhận mối quan hệ giữa văn học và lịch sử, văn học và phim ảnh trong việc thể hiện đề tài, nhân vật lịch sử (và dã sử) cũng như nhìn nhận “tiến trình” của tinh thần nữ quyền trong văn học, nghệ thuật Việt Nam.

4 Phim Tấm càm: chuyện chưa kể (2016) và Genji truyền kì: bí ẩn nghìn năm (2011): những vấn đề cải biên từ văn học đến điện ảnh / Trần Thị Thục // Nghiên cứu văn học .- 2023 .- Số 1(611) .- Tr. 67-76 .- 800.01

Phân tích tác phẩm điện ảnh Tấm Cám: chuyện chưa kể (2016), một phim cải biên từ truyện cổ tích dân gian Việt Nam để chỉ ra những tiềm năng và thách thức của dòng phim này từ góc độ mĩ học tiếp nhận. Qua phân tích và so sánh, sẽ chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt trong vấn đề cải biên qua từng phim, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho dòng phim cải biên này.

5 Bước đầu nghiên cứu truyện thơ nôm Tày Đính Chi / Trần Thị Thu Hường // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 8(594) .- Tr. 30-38 .- 800.01

Khảo sát đặc điểm văn bản truyện Đính Chi viết bằng chữ Nôm Tày, tìm hiểu những giá trị nổi bật của tác phẩm, như : tình yêu và hạnh phúc lứa đôi, sự hòa hợp của yếu tố tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuật mang nét riêng của dân tộc Tày vùng cao… góp phần khẳng định giá trị của truyện Đính Chi nói riêng và di sản văn học thành văn của dân tộc Tày trong kho tàng văn học trung đại nói chung.

6 Tương tác thể loại trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại / Đỗ Thị Cẩm Vân // .- 2021 .- Số 4(Tập 63) .- Tr.56-59 .- 800

Nêu sự tương tác thể loại trong tiểu thuyết lịch sử nói riêng và tiểu thuyết nói chung thể hiện xu thế vấn động tất yếu làm cho tiểu thuyết không ngừng được làm mới và luôn ở thì hiện tại chưa hoàn thành. Trong quá trình vận động và phát triển, các thể loại văn học không tồn tại một cách độc lập mà có sự tương tác với nhau. Các hình thức tiêu biểu của tương tác thể loại trong tiểu thuyết với đề tài lịch sử là tương tác giữa truyện ngắn với tiểu thuyết, giữa thơ và tiểu thuyết… Tương tác thể loại thể hiện ý thức sáng tạo và sự thể nghiệm của người sáng tác trước yêu cầu đổi mới của thực tiễn đời sống văn học.

7 Đi tìm cơ chế tư duy nghệ thuật trong quan hệ sinh thái và văn học, tham chiếu trường hợp sinh thái Văn học Nam Bộ / Hồ Quốc Hùng // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 4(590) .- Tr. 89-95 .- 800.01

Tìm hiểu cơ chế tư duy nhận thức thế giới, cảm thụ nghệ thuật và diễn ngôn văn bản. Từ đó chỉ ra sự khác biệt sinh thái tự nhiên cùng Nam bộ đã tạo ra sức sống riêng cho văn học so với vùng văn học phía Bắc (Việt Nam) qua một số biểu hiện trong sáng tác của các nhà văn phía Nam.

8 Dịch văn học từ góc nhìn thông diễn học / Nguyễn Duy Bình // Nghiên cứu văn học .- 2021 .- Số 3(589) .- Tr. 22-32 .- 800.01

Từ góc nhìn ngôn ngữ, văn học và văn hóa, bài viết sẽ cố gắng làm rõ một số vấn đề về lý thuyết và thực tiễn dịch văn học qua các quan điểm thông diễn học của các nhà nghiên cứu Han-Geong Gadamer, Eric Donald Hirsch, Paul Ricoeur.

9 Kiểu “tác giả truyền thừa” trong văn học thời Lý – Trần / Nguyễn Hữu Sơn // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 8 .- Tr. 95-103 .- 800.01

Làm rõ sự “truyền thừa” ở phương diện tác giả qua các tác phẩm tiêu biểu. Phân tích sự tiếp nối nhiều thế hệ tác giả, người sau viết nối người trước, người sau kế thừa lối viết, quy cách hình thức cũng như tích hợp văn bản của người đi trước.

10 Tiểu thuyết của Diêm Liên Khoa trong sự kế thừa truyền thống văn học Trung Quốc / Nguyễn Thị Thúy Hạnh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2020 .- Số 7(227) .- Số 7(227) .- 800.01

Bài viết chỉ ra mối quan hệ giữa những sáng tác của Diêm Liên Khoa với truyền thống văn hóa, văn học Trung Quốc qua các phương diện sau: Gia nhập dòng văn học hương thổ; nối tiếp dòng văn học “phản tỉnh dân tộc”; sử dụng thủ pháp “dụ ngôn hóa tự sự”; khúc xạ tư tưởng Đạo gia.