CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Văn học

  • Duyệt theo:
11 Hàm ý đàm thoại trong tập truyện ngắn Bến Quê của Nguyễn Minh Châu / Bùi Thị Đào // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 10(303) .- Tr. 16-25 .- 800

Phân tích cách thức biểu đạt hàm ý đàm thoại trong tập truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu trên cơ sở lí thuyết hàm ý đàm thoại của Grice và Bakhtin.

12 Vai trò của tri thức từ vựng với đọc hiểu văn bản văn học / Đỗ Thị Thu Hương // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2020 .- Số 7(300) .- Tr. 109-116 .- 400

Tập trung phân tích vai trò quan trọng của các đơn vị từ vựng tiếng Việt đối với việc phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn học cho sinh viên sư phạm ngữ văn. Cấu tạo từ, nghĩa của từ, trường nghĩa hay các mối quan hệ ngữ nghĩa, các lớp từ vựng … mỗi phương diện của từ đều có mối quan hệ chặt chẽ với đọc hiểu văn bản, chi phối kết quả đọc hiểu văn bản.

13 Những đổi mới của Nguyễn Minh Châu trong dòng chảy văn học đương đại / Đỗ Hải Ninh // .- 2020 .- Số 4(Tập 62) .- Tr.48-53 .- 895

Nhìn lại những đổi mới của Nguyễn Minh Châu và ý nghĩa của những đổi mới ấy trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại. Không chỉ góp phần mở đường cho tiến trình đổi mới, những chuyển động trong hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã phản chiếu chuyển động của nền văn học trên hành trình đổi mới.

14 Một số đặc điểm của động từ trong chức năng chủ ngữ / Nguyễn Mạnh Tiến // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2019 .- Số 8 .- Tr. 03-11 .- 895

Bài viết xem xét một trong những thuộc tính kết trị bị động của động từ: động từ trong chức năng chủ ngữ (động từ - chủ ngữ). Chỉ ra thuộc tính kết trị của động từ - chủ ngữ (gồm khả năng kết hợp với các phó từ chỉ thời và khả năng kết hợp với các thực từ).

15 Những căn tính tác giả trong tác phẩm của Linda Lê / Nghiên cứu văn học // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 8 (570) .- Tr. 73-85 .- 895

Trong bài viết này, tác giả nhấn mạnh tới căn tính và lịch sử hậu-thuộc địa, mang tính hồi cố về một dạng thức “căn tính văn bản” đã từng là dòng mạch xuyên suốt các tác phẩm văn chương thời xưa. Ngoài ra còn đề xuất khái niệm về quan hệ phụ tử/mẫu tử giữa các văn bản, từ đó nới rộng vai trò của tác giả cũng như tính nguyên gốc trong văn chương.

16 Thiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại / Nguyễn Thị Năm Hoàng // .- 2019 .- Số 4(Tập 61) .- Tr.50-55 .- 959

Thiên tính nữ trong văn chương là đặc điểm, là thiên hướng tư duy nghệ thuật chi phối cách thức tổ chức tác phẩm mang bản sắc phái nữ hoặc sự đề cao những phẩm chất và giá trị của phụ nữ. Khuynh hướng này thể hiện một cách sâu rộng và phổ biến, tạo thành nét đặc sắc cho văn học Việt Nam đương đại. Bài viết vận dụng kết hợp phê bình Nữ quyền và các phương pháp nghiên cứu Văn hóa học, Thi pháp học, Tự sự học để mô tả và phân tích nguồn gốc của Thiên tính nữ, sự thể hiện của Thiên tính nữ và góc nhìn giới tính trong văn chương Việt Nam đương đại qua những hiện tượng tiêu biểu, trên một số phương diện cơ bản.

17 Văn học Châu Ro: từ truyền thống đến hiện đại / Nguyễn Hữu Lễ // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 7 (569) .- Tr. 66 - 77 .- 400

Trình bày nội dung: 1. Truyện kể dân gian Châu Ro; 2. Thơ ca dân gian Châu Ro và 3. Dòng chảy từ truyền thống đến hiện đại: Trường hợp Préki Malamak.

18 Tiếp nhận lí thuyết “cộng đồng tưởng tượng” của Benedict Anderson trong nghiên cứu văn học - điện ảnh ở Trung Quốc / Đỗ Văn Hiểu // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 6 (568) .- Tr. 31 - 41 .- 400

Trình bày các mục như sau: 1. Đặt vấn đề; 2. Giới thiệu, dịch thuật và nghiên cứu lí thuyết; 3. Vận dụng lí thuyết “cộng đồng tưởng tượng” nghiên cứu văn học Trung Quốc; 4. Nghiên cứu điện ảnh từ lí thuyết “cộng đồng tưởng tượng” và 5. Kết luận.

19 Văn học Anh ngữ và nền văn học dân tộc Ấn Độ / Phạm Phương Chi // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 6 (568) .- Tr. 42 - 53 .- 400

Lí giải vị trí của văn học Anh ngữ Ấn Độ như là một bộ phận của văn học Ấn Độ trên cơ sở khảo sát lịch sử ngôn ngữ và văn học Ấn Độ trong tương quan với quá trình hình thành dân tộc - quốc gia Ấn Độ. Văn học Anh ngữ Ấn Độ, về mặt lịch sử xây dựng dân tộc cộng đồng về dân tộc Ấn Độ.

20 Văn học và vấn đề dân tộc ở một số nước thuộc địa cũ / Hà Anh // Nghiên cứu văn học .- 2019 .- Số 6 (568) .- Tr. 86 - 97 .- 400

Nằm trong xu hướng nghiên cứu văn học và dân tộc nói riêng và về vai trò xã hội của văn học nói chung được phát triển trên thế giới từ những năm 80 của thế kỉ XX. Xu hướng tri thức này phân tích ảnh hưởng văn hóa, xã hội và chính trị của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa, và phân tích vấn đề dân tộc cũng như các di sản thực dân ở một số nước thuộc địa cũ, đặc biệt là Ấn Độ, một số nước Châu Phi và Indonesia.