CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Logistics

  • Duyệt theo:
11 Thực trạng chuyển đổi số trong ngành Logistics tại Việt Nam / Nguyễn Thị Bích Trâm // .- 2023 .- Số 648 - Tháng 12 .- Tr. 4 – 6 .- 658

Bài viết tập trung làm rõ thực trạng chuyển đổi số trong ngành Logistics tại Việt Nam, chỉ ra những cơ hội và thách thức, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp gợi ý nhằm thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số trong ngành Logictis hiện nay.

12 Hiện đại hoá hải quan góp phần thúc đẩy liên kết phát triển logistics, tạo động lực tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ / Mai Đức Khánh // .- 2023 .- Tháng 11 .- Tr. 75-78 .- 330

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, đóng góp quan trọng vào quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Đặc biệt vùng Đông Nam Bộ có lợi thế địa kinh tế là cửa ngõ quan trọng của Việt Nam trong thực hiện hoạt động thương mại xuyên biên giới. Để phát huy sức mạnh, tận dụng tối đa lợi thế của Vùng nhằm thúc đẩy phát triển toàn diện, đồng bộ các hoạt động kinh tế, yêu cầu thực hiện tốt, hiệu quả các hoạt động liên kết Vùng là rất quan trọng. Hiện đại hóa hải quan góp phần thúc đẩy liên kết phát triển Logistics trong hoạt động thương mại nói chung và thương mại xuyên biên giới nói riêng của Vùng sẽ tạo động lực tăng trưởng và là những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong thực hiện các mục tiêu phát triển và tăng trưởng kinh tế của Vùng.

13 Tăng cường quản trị nhân lực ngành logistics để đáp ứng yêu cầu hội nhập, chuyển đổi số / Lã Thị Quỳnh Mai, Bùi Quỳnh Trang // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 163-166 .- 658.3

Quản trị nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ. Để đáp ứng được những thách thức và cơ hội mới, ngành logistics Việt Nam cần tăng cường quản trị nhân lực theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và linh hoạt. Bài viết phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị nhân lực ngành logistics của Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và chuyển đổi số.

14 Khai thác tiềm năng logistics tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp / Vòng Thình Nam // .- 2023 .- Số 544 - Tháng 9 .- Tr. 17 - 27 .- 658

Bài viết phân tích thực trạng phát triển hệ thống logistics đường bộ, đường thủy, 33 xác định những thuận lợi, khó khăn trong việc khai thác tiềm năng logistics trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Từ đó đề xuất giải pháp, định hướng khai thác hiệu quả tiềm năng logistics tại địa phương này.

15 Sự đứt gãy của hệ thống Logistics và chuỗi cung ứng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: Nguyên nhân và một số giải pháp khắc phục / Bùi Duy Phú // .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 22-24 .- 658.7

Đại dich Covid cùng với cuộc chiến Nga – Ukraina đã kéo theo hệ lụy nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng đứt gãy trên mọi phương diện. Hoạt động của hệ thống logistics và chuỗi cung ứng trên toàn cầu cũng không phải ngoại lệ. Xuất phát từ những lý luận cơ bản của nền kinh tế hiện nay, bài báo trình bày những nguyên nhân cơ bản gây lên sự đứt gãy của hệ thống logistics và chuỗi cung ứng của Việt Nam. Từ đó sẽ đưa ra một số giải pháp để khắc phục hiện tượng đứt gãy đó, góp phần ổn định và phát triển kinh tế Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo.

16 Giải pháp phát triển vận tải đa phương thức khu vực thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Thy Rô // .- 2023 .- Tháng 8 .- Tr. 52-56 .- 658

Chỉ ra những bất cập về vận tải đa phương thức tại Tp. Hồ Chí Minh, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao và phát triển hoạt động vận tải đa phương thức ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

17 Đánh giá chất lượng dịch vụ logistics của Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel / Nguyễn Thị Anh Trâm // .- 2023 .- Số 640 - Tháng 8 .- Tr. 55-57 .- 658

Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá chất lượng dịch vụ logistics của Tổng công ty Cổ phần Bưu điện Viettel (Viettel Post) qua sự hài lòng của khách hàng. Kết quả nghiên cứu được thực hiện đánh giá chất lượng dịch vụ logistics theo mô hình SERVQUAL gồm 5 thành phần: (1) Sự tin cậy; (2) Sự đáp ứng: (3) Năng lực phục vụ; (4) Sự đồng cảm; (5) Phương tiện hữu hình. Trên cơ sở đó, tác giả bài viết đề xuất một số giải pháp giúp cho Viettel Post có những định hướng và chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics.

18 Xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả hệ thống logistics tích hợp theo cách tiếp cận mạng trung tâm / Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 178-181 .- 658.7

Bài viết nghiên cứu và đề xuất xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả hệ thống logistics tích hợp theo cách tiếp cận mạng trung tâm, có thể áp dụng trong việc tính toán, thiết kế và mở rộng cơ sở hạ tầng logistics. Kết quả nghiên cứu gợi mở cho việc hình thành một mô hình hoàn chỉnh hoặc tự động hóa tính toán hệ thống logistics tích hợp với sử dụng các phương tiện vận tải đa phương thức, cho phép đánh giá hiệu quả chi phí, các tham số thiết kế của các phương tiện vận tải.

19 Yếu tố quyết định đến sự lựa chọn doanh nghiệp dịch vụ logistics của khách hàng cá nhân / Phạm Văn Kiệm, Phan Thị Cẩm Giang, Nguyễn Minh Hiếu, Đinh Quang Khanh, Trần Minh Chiến // Tài chính .- 2023 .- Số 805 .- Tr. 108-112 .- 658.7

Bài viết này nghiên cứu các yếu tố quyết định đến sự lựa chọn doanh nghiệp dịch vụ logistics (doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa) của khách hàng cá nhân. Thông qua khảo sát 265 khách hàng cá nhân, kết quả cho thấy các yếu tố: Giá cả, tin cậy, đảm bảo, đáp ứng, hữu hình, xu hướng lựa chọn đều có tác động lớn đến hành vi lựa chọn khách hàng cá nhân, trong đó, giá cả và đáp ứng là 2 nhân tố ảnh hưởng mạnh. Từ đó, nhóm tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp thu hút khách hàng, nâng cao doanh thu và ưu thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

20 Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics của Việt Nam từ nay đến năm 2030 / Nguyễn Mạnh Tuân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 638 .- Tr. 69-71 .- 658.7

Ngành logistics hiện đang tăng trưởng với tốc độ khoảng 20%/năm và được dự báo sẽ duy trì mức tăng trưởng hai con số trong ít nhất 5 đến 10 năm tới. Phần lớn các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam là các nhà cung cấp bên thứ hai Second Party Logistics (2PL), khác với tại các thị trường phát triển hơn, chủ yếu thuộc về các nhà cung cấp bên thứ ba (3PL) và nhà cung cấp dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng khép kín. Ngành logistics của Việt Nam với tổng trị giá ước tính khoảng 60 tỷ USD hiện đang tăng trưởng nhanh chóng, tuy nhiên mức độ phát triển vẫn còn tương đối sơ khai trong điều kiện bùng nỗ về các hãng vận chuyển và kho bãi và công nghệ.