CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tranh chấp--Biển Đông

  • Duyệt theo:
31 Thực tiễn hợp tác đánh bắt cá trên các vùng biển tranh chấp và bài học kinh nghiệm cho các nước trong khu vực biển Đông / Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2017 .- Số 3 (106) .- Tr. 61-70 .- 340

Phân tích, làm sáng tỏ tầm quan trọng của biện pháp hợp tác đánh bắt cá trên các vùng biển tranh chấp và thực tiễn hợp tác của các nước trên thế giới, từ đó rút ra kinh nghiệm.

32 Mỹ trước tham vọng Biển Đông của Trung Quốc / TS. Nguyễn Anh Cường // Châu Mỹ ngày nay .- 2017 .- Số 3 (228) .- Tr. 3-14 .- 327

Giới thiệu một bức tranh đa dạng các mảng màu khác nhau trong tranh chấp lợi ích giữa siêu cường Mỹ và một siêu cường khác đang trỗi dậy là Trung Quốc tại một trong những khu vực sôi động và giàu tiềm năng nhất trên thế giới hiện nay. Từ thực tế đó bài viết đưa ra một vài nhận xét về chính sách của Mỹ ở Biển Đông.

33 Từ Biển Đông tới quản lý xung đột của ASEAN / PGS. TS. Hoàng Khắc Nam // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 1/2017 .- Tr. 3-11 .- 327

Phân tích đặc điểm trong quản lý xung đột của ASEAN ở Biển Đông. Vai trò của phương cách ASEAN trong quản lý xung đột ở Biển Đông. Một vài gợi ý đưa ra trong việc điều chỉnh phương cách của ASEAN.

34 Nhìn lại nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế trong luật pháp quốc tế và vấn đề biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc / Trần Hữu Duy Minh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 1 (108) .- Tr.129 – 144 .- 341

Đề cập đến nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và cam kết giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.

35 Thái độ và phản ứng của quốc tế đối với phán quyết của Tòa Trọng tài về tranh chấp ở biển Đông và tác động đối với việc giải quyết tranh chấp ở vùng biển này / PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 1 (108) .- Tr. 88 – 108 .- 327

Phân tích thái độ và phản ứng của cộng đồng quốc tế đối với phán quyết của Tòa trọng tài, tập trung vào những nước có liên quan trực tiếp tới những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Nội dung phân tích của bài viết nhằm nhận diện những khả năng giải quyết tranh chấp là gì và như thế nào sau Phán quyết của Tòa Trọng tài.

36 Động thái của Mỹ và Nhật Bản tại khu vực Đông Bắc Á trước sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc / Phan Thị Diễm Huyền // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2016 .- Số 11 (189)/2016 .- Tr. 12-22 .- 327

Phân tích tình hình an ninh khu vực Đông Bắc Á giai đoạn hiện nay. Sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc. Động thái của Mỹ và Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á trước sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc.

37 Biển Đông trong chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ từ năm 2008 đến năm 2012 / TS. Trần Thị Thu Hà // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2016 .- Số 9/2016 .- Tr. 54-60 .- 327

Phân tích những nhân tố tạo nên sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông, quan điểm của Mỹ về Biển Đông dưới thời Tổng thống B. Obama, một số bước triển khai chính sách của chính quyền B. Obama đối với vấn đề Biển Đông và đồng thời cũng chỉ ra hạn chế của Mỹ trong vấn đề Biển Đông.

38 Bối cảnh quốc tế mới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam sau phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) / TS. Bành Quốc Tuấn // Nghiên cứu Châu Âu .- 2016 .- Số 7 (179)/2016 .- Tr. 74-82 .- 327

Từ phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài thường trực Le Haye giải quyết vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Luật biển đối với các cấu trúc trên Biển Đông, tác giả đã khái quát hóa bối cảnh quốc tế mới đồng thời rút ra một số vấn đề cơ bản mà Việt Nam cần phải quan tâm và nghiên cứu với tư cách là một bên có liên quan nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng chiến lược lâu dài nhằm đấu tranh chống mọi hành động xâm phạm chủ quyền, góp phần bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

39 Chính sách tăng cường năng lực an ninh biển của Philippin: Thực trạng và triển vọng / Phạm Duy Thực // Nghiên cứu Quốc tế .- 2016 .- Số 3/2016 .- Tr. 51-80 .- 327

Đi sâu tìm hiểu về chính sách phát triển năng lực an ninh biển của Philippin dưới thời Tổng thống Aquino và gợi mở về chính sách này trong chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte.

40 Nhìn lại tác động của quan hệ ASEAN – Trung Quốc đối với quan hệ Việt – Trung về tranh chấp chủ quyền trên biển giai đoạn 1991 – 2003 / PGS. TS. Nguyễn Công Khanh, ThS. Trương Công Vĩnh Khanh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2016 .- Số 7/2016 .- Tr. 27-35 .- 327

Nhìn nhận mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc để thấy cụ thể bản chất, quy luật và chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với chủ quyền trên biển của Việt Nam, làm rõ hơn thực chất sự vận động, phát triển và triển vọng của mối quan hệ này đến quan hệ Việt – Trung về tranh chấp chủ quyền trên biển hiện nay.