CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tranh chấp--Biển Đông

  • Duyệt theo:
11 Độ sâu chiến lược biển trong văn kiện đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc / Nguyễn Nhâm // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 4 (200) .- Tr. 72-78 .- 327

Trong Văn kiện Đại hội XIX (2017), Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra nhận định: “Việc xây dựng các đảo, đá ở Biển Đông được tích cực thúc đẩy” (ám chỉ việc bồi đắp các đảo và bãi đá ngầm của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa-TG) và đưa ra định hướng: “Kiên trì tính toán tổng thể giữa lục địa và hải dương, đẩy nhanh xây dựng cường quốc biển”…

12 Biển Đông: Thách thức từ Bắc Kinh đối với ASEAN & UNCLOS và sự cần thiết có cách tiếp cận đa tầng / PGS. TS. Christopher Roberts // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 4 (200) .- Tr. 65-79 .- 327

Xem xét các tranh chấp Biển Đông và chủ yếu tập trung vào những diễn biến từ năm 2013 khi Philippines đệ đơn lên trọng tài quốc tế. Phần đầu tiên của bài viết xem xét việc trọng tài và khả năng để Hiệp hội có thể có được một lập trường hiệu quả và thống nhất trong tương lai. Phần thứ hai của bài viết phát triển thêm phân tích này khi đánh giá triển vọng và tác động có thể có của Bộ Quy tắc Ứng xử được theo đuổi lâu nay. Trong quá trình này, bài viết xem xét liệu cơ chế ra quyết định dựa trên sự đồng thuận của ASEAN có còn tiếp tục tồn tại được hay không, ASEAN có cải cách hay không, sẽ cải cách như thế nào, những lợi ích tiềm năng, khả năng tồn tại của một cơ chế mới với tiêu chí thành viên dựa trên các giá trị và lợi ích chung (chứ không phải chỉ trên tiêu chí địa lý)…

13 Nhìn lại chính sách Biển Đông của Chính quyền Tổng thống Donal Trump / Nguyễn Ngọc Hùng // Châu Mỹ ngày nay .- 2018 .- Số 03 (240) .- Tr. 25-33 .- 327

Phân tích chính sách của Chính quyền Obama trong vấn đề Biển Đông, qua đó rút ra những nhận xét cần thiết về tính tích cực, cũng như những hạn chế của chính sách này.

14 Trung Quốc trong tương tác quyền lực trên biển ở khu vực Đông Á: Một cái nhìn lịch sử / PGS. TS. Dương Văn Huy // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 4 (206) .- Tr. 3-15 .- 327

Phân tích quá trình lịch sử tương tác của Trung Quốc với biển ở khu vực Đông Á qua các triều đại Trung Quốc. Trong đó, bài viết phân tích việc các triều đại Trung Quốc thực hiện chính sách “hải cấm”, tác động đến sự tương tác của Trung Quốc với biển…

15 Tứ Sa – Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển Đông / PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 1 (112) .- Tr. 65-79 .- 327

Giới thiệu về nguồn gốc, nội hàm của Tứ Sa, đánh giá Tứ Sa dưới góc độ pháp luật quốc tế và tính toán chiến lược của Trung Quốc tại Biển Đông.

16 Điều chỉnh chính sách Biển Đông của Trung Quốc sau phán quyết của Tòa Trọng tài / TS. Đỗ Thanh Hải // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 1 (112) .- Tr. 80-101 .- 327

Phán quyết của Tòa Trọng Tài ngày 12/7/2016 tạo ra một cục diện pháp lý mới có lợi cho các nước đề cao vai trò của Công ước Luật biển (UNCLOS) ở Biển Đông. Sự hội tụ của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài đã buộc Trung Quốc phải chấp nhận những điều chỉnh có tính chiến thuật để hạn chế tác động của Phán quyết, tránh sự chú ý của công luận quốc tế, đồng thời ngăn chặn các tập hợp lực lượng bất lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng các điểm chiếm đóng, hiện đại hóa hải quân, củng cố chỗ đứng chân ở Hoàng Sa và Trường Sa, và cố tình duy trì mập mờ trong yêu sách để tạo ra cơ sở cho các hoạt động mở rộng trong tương lai.

17 Biển Đông: Thách thức từ Bắc Kinh đối với ASEAN & Unclos và sự cần thiết có cách tiếp cận đa tầng / PGS. TS. Christopher Roberts // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2018 .- Số 2 (198) .- Tr. 64-79 .- 327

Phán quyết của Tòa Trọng tài và Bộ Quy tắc ứng xử trong bối cảnh có những chuyển động diễn ra nhanh chóng. Quyết định của Manila nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ từ trọng tài và phản ứng của khu vực. Phán quyết định của Tòa Trọng tài và những hoạt động ngoại giao sau đó của ASEAN: Những hệ lụy và phản hồi. Các giới hạn đối với ASEAN, sự cần thiết có định hình thể chế mới và vai trò quyết đoán hơn của các đối tác bên ngoài.

18 Vai trò của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông từ đầu thế kỷ XXI đến nay / TS. Vũ Thị Thanh Giang // Nghiên cứu lịch sử .- 2018 .- Số 2 (502) .- Tr. 46-52 .- 327

Phân tích chính sách của Mỹ đối với Biển Đông từ đầu thế kỷ XXI. Vai trò của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

19 Một số đánh giá về việc xây dựng văn hóa biển của Trung Quốc / ThS. Nguyễn Diệu Hương // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2017 .- Số 12 (196) .- Tr. 73-79 .- 327

Phân tích những động thái trên bình diện lý luận và thực tiễn hoạt động trên biển nhằm đưa ra một vài đánh giá vai trò của việc xây dựng văn hóa biển cũng như ý nghĩa chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc.

20 “Sóng ngầm dưới đáy Biển Đông” Tổng hợp thảo luận tại Hội thảo khoa học Quốc tế Biển Đông lần thứ 9 tại Thành phố Hồ Chí Minh / Nguyễn Đông Giao // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 4 .- Tr. 258-266 .- 327

Với gần 30 bài tham luận được trình bày trong hai ngày, Hội thảo đề cập đến hầu hết các khía cạnh quan trọng của vấn đề Biển Đông với một số phân tích, đánh giá đáng chú ý như sau: Cục diện Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài; Biển Đông và không gian địa chiến lược “Ấn Độ - Thái Bình Dương”; Các đề xuất hợp tác ở Biển Đông; Tranh luận về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).