CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tranh chấp--Biển Đông

  • Duyệt theo:
21 Có quyền lực hay chỉ là quan trọng? Việt Nam với tư cách là quốc gia có vai trò ngày càng gia tăng trong khu vực Đông Nam Á / Peter Girke // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 4 (111) .- Tr. 36-50 .- 327

Việt Nam đang bị kẹp trong gọng kìm giữa một bên là sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông và một bên là sự giành giật lại quyền lãnh đạo của Mỹ tại khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố cho thấy, trong phạm vi trung hạn, Việt Nam có thể tự mình xây dựng vị thế một quốc gia có ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á.

22 Chính sách của Nhật Bản đối với Biển Đông: Tác động và triển vọng hợp tác cho Việt Nam / ThS. Nguyễn Thái Giang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 4 (111) .- Tr. 62-82 .- 327

Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã tích cực nêu các vấn đề liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông trong các hoạt động đối ngoại của mình cũng như thường xuyên triển khai các hoạt động hỗ trợ năng lực cho các nước ven biển…Việt Nam là một quốc gia yêu sách chủ chốt tại Biển Đông nên đã nhận được nhiều hỗ trợ từ Nhật. Triển vọng hợp tác hai nước trong tương lai sẽ càng được mở rộng khi cả hai nước càng hiểu rõ chính sách và nhu cầu của nhau.

23 Khả năng thành lập tổ chức quản lý nghề cá ở Biển Đông / Nguyễn Thu Giang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 3 (110) .- Tr. 97-118 .- 327

Khái quát về tổ chức quản lý nghề cá khu vực. Khả năng và thực tiễn hoạt động nghề cá ở Biển Đông. Nghĩa vụ hợp tác của quốc gia ven Biển Đông và thực trạng hợp tác nghề cá ở biển Đông. Yếu tố thuận lợi và khó khăn để thành lập tổ chức quản lý nghề cá ở Biển Đông. Một số đánh giá và đề xuất.

24 Quan điểm của Nhật Bản về Biển Đông và những tác động đối với Trung Quốc / Nguyễn Thanh Minh // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 3 (110) .- Tr. 119-129 .- 327

Làm rõ hơn sự can dự của Nhật Bản vào vấn đề Biển Đông và tác động của việc can dự đối với quá trình Trung Quốc triển khai thực hiện chiến lược cường quốc biển.

25 Đánh giá của một số học giả quốc quốc tế về chính sách Biển Đông của Mỹ dưới thời Donal Trump / // Nghiên cứu Quốc tế .- 2017 .- Số 3 (110) .- Tr. 180-187 .- 327

Thông tin một số nội dung chính nổi lên từ các nghiên cứu của các học giả Mỹ về chủ đề này như sau: về chính sách hiện nay của Mỹ tại Biển Đông, về mức độ hiệu quả của chính sách Biển Đông của mỹ, về chiến lược của Mỹ trên Biển Đông.

26 Từ lập trường trung lập đến chính sách can dự vào vấn đề Biển Đông của Mỹ / Trần Thị Thu Hà // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2017 .- Số 5 (54) .- Tr. 41-47 .- 327

Trong quan hệ quốc tế, lợi ích quốc gia luôn là một yếu tố giữ vai trò quan trọng quyết định tới chính sách đối ngoại. Đối với nước Mỹ cũng như vậy, sỡ dĩ Mỹ đã thay đổi chính sách đối với vấn đề Biển Đông sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn quan điểm lợi ích của nước Mỹ khi đề ra chính sách đối ngoại cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.

27 Australia can dự vào Biển Đông – Tiếp cận từ lý thuyết cân bằng rủi ro và hàm ý cho quan hệ Australia – Việt Nam/ Huỳnh Tâm Sáng / // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2017 .- Số 8 (57) .- Tr. 34-41 .- 327

Bài viết sử dụng lý thuyết cân bằng rủi ro để lý giải sự can dự của Australia vào vấn đề Biển Đông và qua đó làm rõ thực trạng quan hệ Australia – Việt Nam trong vấn đề này. Trên cơ sở đó chia sẻ những lợi ích chung, cả Australia và Việt Nam đều quan ngại sâu sắc vấn đề can ninh tại Biển Đông. Từ năm 2009 đến nay, quan hệ Australia ngày càng được thắt chặt với sự tương tác hòa bình, cởi mở và xây dựng nhằm thúc đẩy Biển Đông trở thành vùng biển an ninh và thịnh vượng.

28 Tìm hiểu quá trình can dự của Mỹ vào vấn đề Biển Đông / NCS. Nguyễn Ngọc Hùng // Châu Mỹ ngày nay .- 2017 .- Số 07 (232) .- Tr. 52-60 .- 327

Từ góc độ lịch sử, bài viết phân tích quá trình can dự của Mỹ vào vấn đề Biển Đông kể từ khi nước Mỹ hình thành cho đến giai đoạn hiện nay.

29 Nguyên tắc đồng thuận của ASEAN: Vai trò và những thách thức đối với ngăn ngừa xung đột ở Biển Đông / TS. Võ Xuân Vinh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2017 .- Số 8 (209) .- Tr. 54-60 .- 327

Làm rõ nguyên tắc ra quyết định của ASEAN và những đóng góp của tổ chức này trong việc ngăn ngừa xung đột ở Biển Đông kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay cũng như những thách thức đặt ra từ chính nguyên tắc đồng thuận trong ra quyết định của ASEAN.

30 Tác động của sự thay đổi chính sách quốc phòng của Nhật Bản đến an ninh Biển Đông / ThS. Phạm Thị Yên // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2017 .- Số 6 (196) .- Tr. 9-20 .- 327

Hệ thống những thay đổi trong chính sách quốc phòng của Nhật Bản kể từ khi bản Hiến pháp hòa bình của nước này ra đời (1947). Những thay đổi được mô tả ở khía cạnh Hiến pháp, ở vai trò của lực lượng phòng vệ Nhật Bản, ở quy định về xuất khẩu vũ khí và liên minh Mỹ - Nhật. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích tác động của những thay đổi này đến an ninh Biển Đông và an ninh khu vực ở cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, bài viết khẳng định, tác động tích cực là nhiều hơn.