CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Công nghiệp hóa

  • Duyệt theo:
1 Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở nước ta trong thời gian tới / Lương Quang Hiển, Phạm Anh Thư, Nguyễn Thị Thanh Tâm // .- 2024 .- K1 - Số 259 - Tháng 3 .- Tr. 5 - 8 .- 657

Bài viết tập trung nghiên cứu một số vấn đề đặt ra và đề xuất giải pháp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời gian tới.

2 Bàn về kết quả thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo các mục tiêu phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 / Trần Thị Vân Hoa, Nguyễn Kế Tuấn, Hồ Sỹ Hùng // .- 2024 .- Số 321 - Tháng 03 .- Tr. 2-11 .- 330

Nghiên cứu cũng phân tích 5 nguyên nhân quan trọng khiến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa trở thành nền tảng quan trọng thúc đẩy CNH, HĐH đất nước thời gian qua như hạn chế về vốn, về nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng và năng lực khoa học công nghệ nội sinh yếu, thể chế chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất 5 nhóm giải pháp định hướng tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian tới.

3 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới sáng tạo ở Thái Lan: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Lê Thị Thu Hương // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 49-51 .- 658

Thất bại trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá với bẫy thu nhập trung bình khiến tiến trình Đổi mới sáng tạo của Thái Lan cũng chưa đạt được nhiều kỳ vọng. Bài viết phân tích thực trạng của thất bại công nghiệp hoá, hiện đại hoá với bẫy thu nhập trung bình của Thái Lan và chỉ ra những nguyên nhân của sự thất bại đó (cả nguyên nhân chủ quan và khách quan); phân tích nội dung đổi mới sáng tạo của Thái Lan và tác động đổi mới sáng tạo tới nền kinh tế Thái Lan; từ đó đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cho hoạt động đổi mới sáng tạo trên cơ sở chỉ ra những nguyên nhân chưa thành công của Việt Nam trong mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào năm 2020.

4 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố Hải Phòng : hiện trạng và triển vọng / Phạm Hữu Thư // .- 2023 .- Số 10 (545) - Tháng 10 .- Tr. 59-70 .- 330

Bài viết đánh giá khái quát quá rình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 1995 - 2022 trên các mặt về hiện trạng và triển vọng phát triển. Những thành công và hạn chế của kinh tế Hải Phòng được rút ra từ việc phân tích tổng hợp các lĩnh vực trong quá trình xây dựng và phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Hải Phòng. Đây cũng là cơ sở để rút ra các hàm ý định hướng phát triển cho Hải Phòng trong những năm tiếp theo.

5 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đổi mới sáng tạo ở Thái Lan: bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Lê Thị Thu Hương // .- 2023 .- Số 647 - Tháng 11 .- Tr. 49 - 51 .- 658

Thất bại trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá với bẫy thu nhập trung bình khiến tiến trình Đổi mới sáng tạo của Thái Lan cũng chưa đạt được nhiều kỳ vọng. Bài viết phân tích thực trạng của thất bại công nghiệp hoá, hiện đại hoá với bẫy thu nhập trung bình của Thái Lan và chỉ ra những nguyên nhân của sự thất bại đó (cả nguyên nhân chủ quan và khách quan); phân tích nội dung đổi mới sáng tạo của Thái Lan và tác động đổi mới sáng tạo tới nền kinh tế Thái Lan; từ đó đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam cho hoạt động đổi mới sáng tạo trên cơ sở chỉ ra những nguyên nhân chưa thành công của Việt Nam trong mục tiêu trở thành quốc gia công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào năm 2020.

6 Phát triển điện gió ở tỉnh Quảng Trị hiện nay / Lê Bá Tâm, Nguyễn Hải Lý // .- 2023 .- Số 640 - Tháng 8 .- Tr. 19-21 .- 658

Năng lượng nói chung và điện gió nói riêng là điều kiện cần thiết, không thể thiếu đối với đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng bộ, toàn diện qua đó góp phần nâng cao năng suất lao động cho xã hội. Tỉnh Quảng Trị đề ra mục tiêu đến năm 2025 nâng tổng công suất tăng thêm khoảng 3.000 MW để đạt công suất tích lũy 6.500 MW (điện gió trên bờ và gần bờ 1.200MW); sản lượng điện sản xuất năng lượng tái tạo đạt gần 11,2 tỷ kWh; Cơ bản thành Trung tâm năng lượng, năng lượng tái tạo của cả nước.

7 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo Nghị quyết số 29-NQ/TW / Phạm Thị Kim Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 802 .- Tr. 50-52 .- 330

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Ðảng, Nhà nước ta trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau hơn 35 năm đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Để đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, trong thời gian tới, cần tiếp tục quán triệt, đẩy mạnh, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Nghị quyết.

8 Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030 / Phạm Thị Thùy Dương // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 791 .- Tr. 31-33 .- 330

Bài viết đánh giá sơ bộ kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế trong thực hiện CNH, HĐH đất nước, đồng thời đưa ra một số giải pháp trên cơ sở bám sát các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Nghị quyết số 29-NQ/TW.

9 Phát triển kinh tế số ở Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa / Đoàn Thị Cẩm Thư // Ngân hàng .- 2022 .- Số 23 .- Tr. 10-15 .- 330

Đi cùng với xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng nhanh chóng, sâu rộng và những tiến bộ vượt bậc từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), yêu cầu đặt ra cho mỗi quốc gia là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế số. Tại Việt Nam, vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã được Đảng và Nhà nước chủ trương tiến hành từ cuối thế kỷ XX cho đến nay. Quá trình này nhằm chuyển đổi từ nền sản xuất và xã hội ở trình độ nông nghiệp lạc hậu, tiến tới xã hội có trình độ công nghiệp với việc sử dụng các công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại và văn minh. Do đó, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế số là bước đi tất yếu của Việt Nam. Bài viết này sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để nêu rõ thực trạng phát triển kinh tế số ở Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp phát triển kinh tế số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

10 Tìm hiểu quá trình đổi mới tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa sau 35 năm đổi mới và đánh giá tổng quát kết quả đã thực hiện / Nguyễn Hồng Hải, Nguyễn Đề Thủy // Khoa học (Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh) .- 2022 .- Số 7(No.1) .- Tr. 78-84 .- 320

Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là một bước tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội (CNXH), phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất (LLSX) và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất (QHSX) xã hội chủ nghĩa (XHCN), trên cơ sở đó từng bước nâng dần trình độ văn minh của xã hội. CNH, HĐH là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường đi lên CNXH mà Đảng và Nhân dân ta đã lựa chọn. Để có được những thành tựu to lớn như ngày nay ở Việt Nam thì chúng ta cần phải thấy rõ quá trình đổi mới tư duy của Đảng về CNH, HĐH trong một chặng đường dài 35 năm đổi mới của đất nước.