CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Công nghiệp hóa

  • Duyệt theo:
11 Đúng hẹn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Công nghiệp nền tảng là chìa khóa duy nhất / Thy Thảo // Công thương .- 1 .- Số 7 .- Tr. 7-8 .- 658.5

Giới thiệu về các ngành công nghiệp nền tảng sẽ làm chủ nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế, từ đó tạo tiền đề để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, các ngành công nghiệp mũi nhọn, góp phần hiện thực hóa mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

12 Ngành ngân hàng với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước qua 35 năm đổi mới : từ lý luận đến thực tiễn / Đào Minh Tú // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2022 .- Số 16(601) .- Tr. 16-25 .- 330

Bài viết khái quát những thành tựu nổi bật, hạn chế, nguyên nhân trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đai hóa đát nước của ngành Ngân hàng, đồng thời đề xuất giải pháp, kiến nghị của ngành Ngân hàng.

13 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xác định mô hình và chính sách công nghiệp hóa hiện đại hóa / Đào Thị Thu Trang // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 615 .- Tr. 16 - 18 .- 330

Bài viết phân tích những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc xác định mô hình và chính sách công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay về mặt lý thuyết để ứng dụng tại Việt Nam.

14 Chính sách thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam / Phạm Thị Hồng Điệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 612 .- Tr. 29 - 31 .- 330

Bài viết tập trung luận giải cơ sở khoa học của các nhóm chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa cơ bản từ đó rút ra một số gợi ý cho Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

15 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nhìn từ chỉ tiêu tỷ lệ lao động nông nghiệp / Trần Thị Vân Hoa // Kinh tế & phát triển .- 2022 .- Số 295 .- Tr. 21-31 .- 330

Bài viết này phân tích quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trên cơ sở thực hiện mục tiêu giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp trong nền kinh tế. Kết quả cho thấy lao động trong nông nghiệp giảm dần qua các năm cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong tổng số lao động của nền kinh tế. Tốc độ giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp ngày càng cao hơn và có xu hướng nhanh hơn tốc độ giảm tỷ trọng GDP nông nghiệp trong tổng GDP của nền kinh tế. Tốc độ giảm lao động ngành nông nghiệp nhanh đã làm cho tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành theo lao động toàn nền kinh tế nhanh hơn nhiều so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành theo GDP. Bài viết cũng đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp theo hướng tích cực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

16 Giải mã công nghiệp hoá ở Việt Nam theo mô hình chính sách 3 phiên bản / Nguyễn Thường Lạng // Ngân hàng .- 2021 .- Số 23 .- Tr. 02-09 .- 658

Công nghiệp hóa là quá trình khách quan và có tính quy luật, trở thành mối quan tâm, đánh giá của nhiều nghiên cứu để đề xuất chiến lược, chính sách trong từng thời kỳ 5 năm. Bài nghiên cứu giải mã công nghiệp hóa ở Việt Nam từ góc độ một quá trình khách quan nhưng hoàn toàn có thể nhận thức được đầy đủ theo mô hình chính sách 3 phiên bản, khác với cách tiến hành truyền thống trong từng giai đoạn 5 năm. Cách làm này vừa góp phần đánh giá khách quan tiến trình công nghiệp hóa 45 năm qua, vừa góp phần xây dựng mô hình chính sách công nghiệp hóa trong 25 năm tiếp theo.

17 Giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2030 / Đào Thế Anh // .- 2021 .- Số 11 (195) .- Tr. 9-17 .- 338.1

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần quan trọng vào quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam. Bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến động, đặc biệt là tác động nghiêm trọng của Đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, rất cần có dự báo về xu hướng chủ đạo của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp nông thôn. Đây là điều kiện quan trọng để đề xuất chính sách phù hợp, hiệu quả đẩy mạnh trong bối cảnh mới, tình hình mới.

18 Đổi mới phương pháp dạy học các môn lý luận chính trị trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa / Phan Thị Dung, Bùi Thị Hương // .- 2021 .- Kì 1 tháng 12 .- Tr. 14-15 .- 370

Trình bày phát triển nguồn nhân lực là nhu cầu cấp thiết trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải trang bị cho người học vốn tri thức cơ bản, nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng đội ngũ khoa học công nghệ chuyên gia, kỹ sư, công nhân có tay nghề trình độ cao. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện đại, khắc phục những hạn chế bằng cách kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại. Sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cua sinh viên.

19 Định hướng, giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2030 / GS. TS. Nguyễn Tuấn Anh, PGS. TS. Đào Thế Anh // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 21-24 .- 330

Trình bày định hướng, giải pháp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn văn minh. Với bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều biến động, đặc biệt là tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, rất cần có dự báo về xu hướng chủ đạo của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đây là điều kiện quan trọng để đề xuất các chính sách phù hợp, hiệu quả, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh mới, tình hình mới.

20 Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức với ngành công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh / Nguyễn Văn Đắng // .- 2021 .- Số 60(70) .- Tr. 34-41 .- 600

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đnag diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Những ảnh hưởng to lớn và khó lường của cuộc cách mạng đang dần định hình tương lai của Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng. Ngành Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh với trình độ phát triển thấp cả về công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng như nền tảng tri thức, sẽ thay đổi căn bản, toàn diện thúc đẩy đổi mới sáng tạo nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng Công nghiệp mang lại nhằm xây dựng theo hướng hiện đại hóa.