CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách

  • Duyệt theo:
1 Chính sách Ánh Dương 2.0 của Tổng thống Moon Jae-in và tương lai quan hệ liên Triều / Vũ Minh Hoa, Vũ Xuân Khang // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 281 - 300 .- 327

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong nhiệm kỳ của mình (2017-2022) đã thay đổi chính sách đối với Triều Tiên so với người tiền nhiệm Park Geun-hye (2013-2017). Chính sách Triều Tiên của Moon Jae-in dựa trên nền tảng của chính sách Ảnh Dương thời Tổng thống Kim Dae-jung (1998-2003) và Roh Moo- hyun (2003-2008). Chính sách này không kêu gọi sự thống nhất đất nước bằng vũ lực mà ưu tiên hợp tác chính trị, kinh tế, và văn hóa liên Triều như một biện pháp bảo đảm an ninh cho Triều Tiên nhằm thuyết phục nước này từ bỏ vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, quá trình triển khai cho thấy chính sách Ánh Dương không đạt hiệu quả như kỳ vọng, theo đó có thể giúp phi hạt nhân hóa và mở cửa đất nước Triều Tiên. Bài viết phân tích điểm mạnh và hạn chế của chính sách Ánh Dương dưới thời Moon Jae-in và dự báo tương lai quan hệ liên Triều dưới thời Tổng thống Yoon Suk-yeol hiện nay. Bài viết chứng minh rằng chính sách Ánh Dương mặc dù giúp giảm thiểu khả năng xung đột trong ngắn hạn nhưng lại có nhiều nhược điểm căn bản khi không đủ khả năng đảm bảo sự của Triều Tiên giống như kho vũ khí hạt nhân của nước này.

2 Diễn biến thị trường, giá cả xăng dầu và kiến nghị chính sách / Phạm Minh Thụy // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 21-24 .- 658

Giá cả, thị trường xăng dầu trên thế giới từ năm 2020 đến nay có sự biến động rất mạnh, chủ yếu là do cung – cầu xăng dầu bị mất cân đối và chịu tác động của cuộc xung đột quân sự Nga với Ukraine, chiến sự ở khu vực Trung Đông... Giá xăng dầu thế giới biến động mạnh làm cho giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cũng biến động theo. Bài viết nêu một số thành công về chính sách điều hành giá xăng dầu và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách điều hành giá xăng dầu ở Việt Nam.

3 Xu hướng lạm phát thế giới: Tác động và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam / Trần Thị Mai Thành // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 25-27 .- 330

Lạm phát thế giới tăng cao vào năm 2022, sụt giảm vào năm 2023 và được dự báo có xu hướng tiếp tục giảm trong năm 2024. Khi lạm phát thế giới suy giảm, áp lực và rủi ro lạm phát lên các nền kinh tế lớn không còn cao nữa thì ngân hàng trung ương các nước như Mỹ, Liên minh châu Âu… sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ hơn. Lãi suất sẽ giảm, thị trường chứng khoán khởi sắc, hoạt động đầu tư và tiêu dùng tăng, tổng cầu tăng, sản lượng, việc làm và thu nhập có sự gia tăng đồng thời. Nghiên cứu này gợi mở một số chính sách cho Việt Nam.

4 Hoàn thiện chính sách thuế hướng tới sản xuất và tiêu dùng xanh / Phạm Thị Thu Hồng // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 42-45 .- 336.2

Tại Việt Nam, trong thời gian qua, chính sách thuế đã được xây dựng, ban hành và triển khai một mặt nhằm hạn chế hành vi sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên; mặt khác, nhằm thúc đẩy doanh nghiệp hướng tới sản xuất xanh, đầu tư xanh và người dân chuyển hướng sang tiêu dùng xanh (chủ yếu thông qua các ưu đãi thuế). Tuy nhiên, những hạn chế, vướng mắc vẫn tồn tại và phát sinh. Bài viết đánh giá thực trạng chính sách thuế nhằm điều tiết hành vi sản xuất của doanh nghiệp cũng như tiêu dùng của Việt Nam, qua đó kiến nghị giải pháp hoàn thiện.

5 Tín dụng chính sách trong bức tranh tài chính toàn diện ở Việt Nam / Nguyễn Việt Hưng, Trần Thị Thương Hiền, Nguyễn Thị Hồng Lanh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 49-52 .- 332

Trong xu thế phát triển của kinh tế - xã hội, cũng như các nước thế giới, Việt Nam đang chú trọng việc thúc đẩy sự phát triển của tài chính toàn diện. Cụ thể, ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đưa ra quan điểm thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện an toàn, hiện quả, bền vững; có sự phối hợp, tham gia của cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân… Trong bức tranh tài chính toàn diện, tín dụng chính sách đang là một trong những công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

6 Nghiên cứu chính sách phát triển mô hình hợp tác xã tại Việt Nam / Nguyễn Văn Phương, Trương Anh Tuấn, Đinh Thị Thanh Tâm, Lý Thu Cúc // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 81-84 .- 658

Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ và phát triển mô hình tổ chức theo hợp tác xã và đã có những tác động đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Các mô hình hợp tác xã này đã chứng minh được sự phù hợp với mô hình sản xuất nhỏ lẻ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, mô hình hợp tác xã chưa phát huy được hết vai trò của nó. Do đó, để các hợp tác xã phát triển bền vững và mang lại hiệu quả tốt hơn, các chính sách hỗ trợ và phát triển hợp tác xã cần được thiết kế và thực hiện theo tiếp cận từ dưới lên, dựa trên nhu cầu của các hợp tác xã.

7 Điều hành chính sách tiền tệ: kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 / Chu Khánh Lân, Đỗ Thị Bích Hồng // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 11-13 .- 332

2024 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, lạm phát cao, thương mại toàn cầu sụt giảm, giá cả hàng hóa cơ bản biến động mạnh, xung đột địa chính trị, chính sách an ninh lương thực thắt chặt, điều hành chính sách tiền tệ sẽ đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm chính trị của ngành Ngân hàng, tin tưởng rằng, điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 sẽ tiếp tục góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu đề ra của Quốc hội và Chính phủ.

8 Dữ liệu thống kê trong phục vụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam / Đào Minh Thắng, Phạm Mạnh Hùng // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 10-15 .- 332.12

Trải qua hơn 10 năm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, công tác thống kê tiền tệ phục vụ điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có nhiều bước tiến đáng kể. Thông tin, số liệu báo cáo thống kê đã góp phần đáp ứng tốt cho công tác chỉ đạo điều hành, giám sát an toàn hoạt động các tổ chức tín dụng (TCTD), cùng với đó, phương pháp thống kê tiền tệ của NHNN dần được hoàn thiện theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Trong những năm gần đây, điều kiện thị trường tiền tệ ngày càng phát triển về quy mô, cấu trúc và tính đa dạng, đồng thời, có khả năng diễn biến nhanh chóng do chịu sự tác động đa chiều của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng thông tin báo cáo, đảm bảo tính kịp thời, chính xác luôn là mục tiêu quan trọng đối với dữ liệu thống kê của NHNN. Bài viết cung cấp một số đánh giá về hoạt động sử dụng dữ liệu phục vụ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của NHNN và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dữ liệu phục vụ điều hành CSTT.

9 Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi / Phạm Việt // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 43-44 .- 368

Năm 2023 qua đi với những dấu ấn quan trọng của ngành Ngân hàng vào quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo thanh khoản và sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Kết quả đó có sự đóng góp tích cực của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) - tổ chức tài chính Nhà nước chuyên trách, thay mặt Chính phủ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, từ đó, góp phần thiết thực vào sự lớn mạnh của nền tài chính quốc gia.

10 Dịch chuyển nền kinh tế tuần hoàn và đề xuất chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thùy Hương // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 45-47 .- 330

Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu của thời đại, được toàn câu đồng coi là cuộc Cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21 bởi áp lực từ các vấn đề tiêu cực do các mô kinh tế tuyến tính gây ra và những lợi ích thấy rõ của KTTH. Tại Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế đã có sự thay đổi vượt bậc, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Nam năm 2022 đạt khoảng 4.160 USD. Tuy nhiên, đi kèm với tăng trưởng, mô hình kinh tế tuyến tính ra những vấn đề môi trường không nhỏ.