CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách

  • Duyệt theo:
11 Điều hành chính sách tiền tệ: kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2024 / Chu Khánh Lân, Đỗ Thị Bích Hồng // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 11-13 .- 332

2024 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, lạm phát cao, thương mại toàn cầu sụt giảm, giá cả hàng hóa cơ bản biến động mạnh, xung đột địa chính trị, chính sách an ninh lương thực thắt chặt, điều hành chính sách tiền tệ sẽ đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, đúng đắn, kịp thời của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm chính trị của ngành Ngân hàng, tin tưởng rằng, điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 sẽ tiếp tục góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu đề ra của Quốc hội và Chính phủ.

12 Dữ liệu thống kê trong phục vụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam / Đào Minh Thắng, Phạm Mạnh Hùng // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 10-15 .- 332.12

Trải qua hơn 10 năm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, công tác thống kê tiền tệ phục vụ điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có nhiều bước tiến đáng kể. Thông tin, số liệu báo cáo thống kê đã góp phần đáp ứng tốt cho công tác chỉ đạo điều hành, giám sát an toàn hoạt động các tổ chức tín dụng (TCTD), cùng với đó, phương pháp thống kê tiền tệ của NHNN dần được hoàn thiện theo hướng phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Trong những năm gần đây, điều kiện thị trường tiền tệ ngày càng phát triển về quy mô, cấu trúc và tính đa dạng, đồng thời, có khả năng diễn biến nhanh chóng do chịu sự tác động đa chiều của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng thông tin báo cáo, đảm bảo tính kịp thời, chính xác luôn là mục tiêu quan trọng đối với dữ liệu thống kê của NHNN. Bài viết cung cấp một số đánh giá về hoạt động sử dụng dữ liệu phục vụ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) của NHNN và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng dữ liệu phục vụ điều hành CSTT.

13 Bảo vệ quyền lợi người gửi tiền - mục tiêu quan trọng và xuyên suốt của chính sách bảo hiểm tiền gửi / Phạm Việt // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 43-44 .- 368

Năm 2023 qua đi với những dấu ấn quan trọng của ngành Ngân hàng vào quá trình phục hồi kinh tế - xã hội, đảm bảo thanh khoản và sự phát triển an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD). Kết quả đó có sự đóng góp tích cực của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) - tổ chức tài chính Nhà nước chuyên trách, thay mặt Chính phủ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, từ đó, góp phần thiết thực vào sự lớn mạnh của nền tài chính quốc gia.

14 Dịch chuyển nền kinh tế tuần hoàn và đề xuất chính sách cho Việt Nam / Nguyễn Thị Thùy Hương // .- 2024 .- Số (650+651) - Tháng 01 .- Tr. 45-47 .- 330

Chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu của thời đại, được toàn câu đồng coi là cuộc Cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21 bởi áp lực từ các vấn đề tiêu cực do các mô kinh tế tuyến tính gây ra và những lợi ích thấy rõ của KTTH. Tại Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế đã có sự thay đổi vượt bậc, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Nam năm 2022 đạt khoảng 4.160 USD. Tuy nhiên, đi kèm với tăng trưởng, mô hình kinh tế tuyến tính ra những vấn đề môi trường không nhỏ.

15 Chính sách an toàn vĩ mô tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp / Nguyễn Phi Lân, Tô Thị Hồng Anh, Nguyễn Thanh Huyền // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 26-33 .- 332

Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nước đã thừa nhận sự cần thiết của chính sách an toàn vĩ mô (ATVM) trong ổn định tài chính và đặt chính sách ATVM vào vị trí trung tâm của sự tương tác giữa các chính sách kinh tế vĩ mô với chính sách an toàn vi mô. Ổn định tài chính là nền tảng cho phát triển bền vững ở các quốc gia nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Ổn định tài chính sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch. Bài viết đề cập tổng quan về chính sách ATVM, thực trạng thực thi chính sách ATVM tại Việt Nam, đồng thời cập nhật những khoảng trống và đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả chính sách ATVM tại Việt Nam.

16 Truyền thông chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sáng tạo, đổi mới trong hoạt động truyền thông giáo dục tài chính / Vụ Truyền thông // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 65-69. .- 332.12

Đối với ngành Ngân hàng, hoạt động truyền thông chính sách thời gian qua tiếp tục được đẩy mạnh, góp phần quan trọng trong việc củng cố, nâng cao niềm tin của người dân với điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng trong bối cảnh khó khăn của tình hình thế giới, trong nước và một số sự kiện ảnh hưởng đến tâm lí, niềm tin công chúng.Vai trò của truyền thông chính sách ngành Ngân hàng trong bối cảnh hiện nay. Kinh nghiệm truyền thông giáo dục tài chính của NHTW các nước trên thế giới. Mức độ hiểu biết tài chính và các hoạt động truyền thông giáo dục tài chính đang triển khai tại Việt Nam. Định hướng hoạt động truyền thông giáo dục tài chính thời gian tới của NHNN.

17 Kết quả và bài học kinh nghiệm trong thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của hệ thống ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh / Võ Minh Tuấn // .- 2024 .- Số (2+3) - Tháng (1+2) .- Tr. 86-88 .- 332

Ngày 17/01/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2023 với mục tiêu “kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý”, Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) cũng đã xác định chủ đề năm 2023 là: “Nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư; thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội”. Thực thi nhiệm vụ được giao từ NHNN và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, NHNN Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, trong vai trò là cơ quan triển khai và thực thi chính sách tại địa phương, đã cùng với hệ thống ngân hàng Thành phố phát huy hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của NHNN tại địa phương, tập trung thực hiện tích cực các giải pháp về chính sách tiền tệ, tín dụng để đồng hành và chia sẻ cùng doanh nghiệp.

18 Giải pháp hoàn thiện các chính sách, kế hoạch hành động quốc gia về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam / Nguyễn Đình Đáp // .- 2023 .- Số 23 - Tháng 12 .- Tr. 10-13 .- 330

Việt Nam đặt mục tiêu giảm phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, trên cơ sở chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, xây dựng kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, nền kinh tế và xã hội, giúp tận dụng được nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng, giảm đến mức thấp nhất khai thác tài nguyên vốn có đang cạn kiệt. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ mô hình tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn bước đầu sẽ gặp khó khăn nhất định, trong bối cảnh Việt Nam còn thiếu các cơ chế, chính sách thúc đẩy và nguồn lực, công nghệ tái chế, tái sử dụng còn hạn chế.

19 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách thuế bảo vệ môi trường và định hướng cải cách / Đào Thanh Phương // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 9-11 .- 336.2

Cải cách thuế bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ, yêu cầu được đặt ra trong Chiến lược Cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2021 - 2030 nhằm đưa chính sách thuế bảo vệ môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế và điều chỉnh, hoàn thiện thuế bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 cũng như phù hợp với những thay đổi căn bản trong từng giai đoạn thực tiễn của nền kinh tế. Dựa trên việc phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chính sách thuế bảo vệ môi trường, bài viết đề xuất định hướng cải cách thuế bảo vệ môi trường trong giai đoạn tới.

20 Hoàn thiện chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam / Lê Xuân Trường // .- 2023 .- Số 814 .- Tr. 12-16 .- 336.2

Có nhiều công cụ khác nhau được sử dụng để bảo vệ môi trường như: Hành chính, giáo dục, kinh tế. Tùy theo đặc điểm của các tác nhân gây ô nhiễm môi trường mà sử dụng thuế hoặc phí bảo vệ môi trường cho phù hợp. Trong thực tiễn, chính sách phí bảo vệ môi trường của Việt Nam đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước. Bài viết này đánh giá thực trạng chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách phí bảo vệ môi trường ở Việt Nam, nhằm phát huy vai trò của phí bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế bền vững.