CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giáo dục

  • Duyệt theo:
31 Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục thanh niên Việt Nam hiện nay : thực trang và giải pháp / Nguyễn Thị Đan Thụy // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 7 .- Tr. 73-79 .- 370

Phân tích những đóng góp và hạn chế của gia đình, nhà trường, xã hội trong công tác giáo dục thanh niên. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

32 Ứng dụng kế toán quản trị trong các tổ chức giáo dục / Nguyễn Thị Khánh Vân // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.39 - 41. .- 657

Trước đây, kế toán quản trị được áp dụng chủ yếu trong các đơn vị sản xuất kinh doanh. Ngày nay, sự cạnh tranh không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh mà cả lĩnh vực giáo dục, do vậy đòi hỏi các trường học phải quan tâm đến việc sử dụng nguồn tài chính hợp lý, tạo ra sản phẩm giáo dục có chất lượng. Đặc biệt, trong xu thế đẩy mạnh thực hiện tự chủ hoạt động và tài chính, việc ứng dụng kế toán quản trị trở thành mối quan tâm lớn của các nhà quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng trong các đơn vị giáo dục hiện nay. Bài viết này đề cập đến nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng kế toán quản trị trong các đơn vị giáo dục Việt Nam hiện nay .

33 Mô hình giáo dục khởi nghiệp của một số trường đại học trên thế giới và đề xuất đối với Việt Nam / Thái Vân Thơ // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 548 .- Tr. 47-49 .- 658

Sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, thống kê và so sánh sẽ góp phần giới thiệu một số mô hình giáo dục khởi nghiệp có hiệu quả tại một số trường đại học tiên tiến trên thế giới. Đồng thời, qua đó bài viết cũng đề xuất một mô hình giáo dục khởi nghiệp ở bậc đại học tại VN. nhằm góp phần hình thành một mô hình giáo dục khởi nghiệp phù hợp với đặc điểm của các trường đại học VN hoạt động thúc đẩy giáo dục khởi nghiệp hiện nay.

34 Kinh nghệm xây dựng chiến lược phát triển của một số trường đại học và bài học rút ra cho học viện tài chính / Nguyễn Trọng Cơ, Nguyễn Hồng Chỉnh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 203 .- Tr. 64-68 .- 658

Trong bài viết này tác giả tập trung phân tích chiến lược phát triển của một số trường đại học châu Á nhằm rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng chiến lược phát triển cho học viện trong giai đoạn tới.

35 Kinh nghiệm phát triển giáo dục nghề nghiệp tại một số nước và bài học đối với Việt Nam / Phạm Viết Phương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 739 .- Tr. 67- 68 .- 370

Bài viết phân tích kinh nghiệm phát triển giáo dục nghề nghiệp tại một số nước và rút ra bài học cho Việt Nam.

36 Chất lượng đào tạo cử nhân quản trị kinh doanh, mô hình và các yếu tố cấu thành / Vũ Lệ Hằng // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2020 .- Số 198 .- Tr. 59-64 .- 658

Xây dựng mô hình và làm rõ các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo cử nhân Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học ở Hà Nội. Trên cơ sở đó có thể đánh giá đúng thực trạng chất lượng, giúp các trường đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân QTKD.

37 Nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học đại học trong bối cảnh hiện nay / Phan Thị Phương Thanh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2019 .- Số 708 .- Tr.137-139. .- 371.018

Để nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học ở bậc đại học, cần quán triệt 4 phương hướng cơ bảnđó là: phương pháp dạy học đại học phải phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo và năng lực tự học của sinh viên, thực hiện tốt phương pháp nêu gương ở giảng viên; phương pháp dạy học đại học phải từng bước làm cho phương pháp học của sinh viên ngày càng thống nhất với phương pháp nghiên cứu khoa học; Đổi mới phương tiện kỹ thuật, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Phương pháp dạy học đại học phải góp phần rèn luyện kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho sinh viên. Bài viết nghiên cứu phân tích các phương pháp này để làm nổi bật những nội dung cần đổi mới để nâng cao hiệu quả giáo dục đại học hiện nay.

38 Chiến lược xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế: nghiên cứu so sánh giữa một số quốc gia châu Á / // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2019 .- Số 542 .- Tr. 90-92 .- 658

Việc xây dựng "Đại học đẳng cấp quốc tế" được đánh giá là mục tiêu chiến lược quan trọng của mỗi quốc gia nhằm nâng tầm giáo dục đại học và vị thế của quốc gia đó trên trường quốc tế. Trong khu vực Châu Á, một số quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan đều đã xây dựng được nhiều đại học đẳng cấp quốc tế được xếp thứ hạng cao. Trên cơ sở phân tích và so sánh chiến lược xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế ở 3 quốc gia cùng khu vực, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp đối với Việt Nam.

39 Nghiên cứu mô hình quản lý tài nguyên giáo dục mở trên thế giới và vấn đề đặt ra với Việt Nam / Đào Thiện Quốc // Tài chính - Kỳ 2 .- 2019 .- Số 713 .- Tr.27 – 29 .- 658

Tài nguyên giáo dục mở đã, đang tạo ra cơ hội lớn cho giáo dục đại học Việt Nam, mà cụ thể là các trường học trong việc tiếp cận đến nguồn học liệu có chất lượng với chi phí thấp để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc xây dựng tài nguyên giáo dục phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan với vấn đề pháp lý, chính sách, tài chính, công nghệ, phát triển nội dung và sự hợp tác giữa các bên. Bài viết nghiên cứu mô hình quản lý Tài nguyên giáo dục mở trên thế giới, từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển mô hình này tại Việt Nam.

40 Giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông ở một số quốc gia và những giá trị tham khảo với Việt Nam / Nguyễn Thị Thu Hương // .- 2018 .- Số 1 .- Tr. 21-28 .- 340

Giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành. Giáo dục pháp luật là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào đời sống xã hội, bởi pháp luật chỉ thực sự phát huy vai trò quản lí xã hội khi con người hiểu biết pháp luật. Giáo dục pháp luật trong các nhà trường, đặc biệt là trường phổ thông có tầm quan bọng chiến lược, góp phần trang bị cho học sinh hành trang vững chắc để bước vào ngưỡng cửa trở thành người công dân của đất nước, đồng thời là một trong những con đường để hình thành, phát triển nhân cách cho các em. Do đó, giáo dục pháp luật phải trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống giáo dục chung của bất kì một quốc gia nào. Tuy vậy, ở nước ta, việc giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông chưa thực sự hiệu quả. Điều này dẫn tới nhận thức pháp luật của học sinh đa phần còn hạn chế, tỉ lệ học sinh trong lứa tuổi trung học phổ thông vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra. Bài viết này trình bày và phân tích kinh nghiệm về GDPL cho học sinh phổ thông của một số nước trên thế giới và gợi mở một số giá trị mà Việt Nam có thể tham khảo để nâng cao hiệu quả của công tác GDPL cho học sinh trung học phổ thông ở nước ta trong thời gian tới.