CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Giáo dục

  • Duyệt theo:
11 Ngoại giao giáo dục của Trung Quốc và Ấn Độ ở Châu Phi từ đầu thế kỷ XXI đến nay / Nguyễn Lê Thy Phương // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 9 (205) .- Tr. 55-63 .- 370

Phân tích và đưa ra những nhận được về sự tương đồng và khác biệt trong hoạt động ngoại giao giáo dục của Trung Quốc và Ấn Độ ở Châu Phi, chỉ ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục đồng thời đánh giá về những lợi ích và cả những hậu quả mà các nước châu Phi nhận được từ những hoạt động này.

12 Tạo tiền đề thúc đẩy tự chủ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp / Nguyễn Đình Luận // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 789 .- Tr. 139-140 .- 658

Đổi mới giáo dục trong đó có giáo dục nghề nghiệp theo hướng tự chủ là chủ trương quan trọng của Đảng, Nhà nước. Công tác tự chủ tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời gian qua tuy đã đạt nhiều kết quả tích cực nhưng cũng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thưc hiện. Bài viết phân tích thưc trạng tự chủ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay và đề xuất các giải pháp tạo tiền đề thúc đẩy công tác này trong thời gian tới.

13 Các nguyên tắc kiểm tra đánh giá trong giảng dạy kết hợp / Mai Thị Loan // Ngôn Ngữ & đời sống .- 2022 .- Số 12 (334) .- Tr. 36-48 .- 337

Nghiên cứu khái niệm dạy học kết hợp, khái niệm kiểm tra đánh giá, phân loại kiểm tra đánh giá và các nguyên tắc kiểm tra đánh giá trong dạy học kết hợp với hi vọng rằng việc kiểm tra đánh giá sẽ hỗ trợ người học và người dạy trong việc nâng cao hiệu quả học tập và giảng dạy khi áp dụng mô hình giảng dạy kết hợp.

14 Thành phố Hội An giáo dục di sản văn hóa ở địa phương trong học đường / Nguyễn Thị Triều // .- 2022 .- Số 03(52) .- Tr. 116-122 .- 306

Sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở các trường phổ thông là chủ trương lớn của Đảng ta cách đây gần 10 năm nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời góp phần thực hiện công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đất nước.

15 Tác động của giáo dục đến thu nhập tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020 : kết quả từ mô hình hồi quy cộng tính tổng quát GAM / Trịnh Thị Hường, Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thị Thanh Loan, Phan Văn Đức Nhật, Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Ngô Hoàng Long // .- 2022 .- Số 300 .- Tr. 42-53 .- 658

Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ giữa giáo dục và thu nhập cá nhân của người lao động tại Việt Nam trong các năm 2014, 2016, 2018 và 2020. Chúng tôi sử dụng dữ liệu cá nhân bao gồm thu nhập bình quân theo giờ, bằng cấp giáo dục cao nhất, số năm đào tạo và các thông tin nhân khẩu học từ các bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Kết quả từ mô hình hồi quy cộng tính tổng quát (A Generalized Additive Model, GAM) thể hiện mối quan hệ phi tuyến và tích cực giữa số năm đi học và thu nhập theo giờ. Trong đó, lợi tức từ giáo dục của người lao động tăng 1 năm đào tạo ở trình độ cao là lớn hơn so với lợi tức từ tăng 1 năm đào tạo của các cá nhân ở trình độ thấp. Chúng tôi sử dụng biểu đồ xác suất q-q và tiêu chuẩn xác định chéo để kiểm chứng sự phù hợp của mô hình GAM so với mô hình hàm thu nhập Mincer. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của việc đầu tư cho giáo dục, đặc biệt là đầu tư cho giáo dục ở trình độ cao.

16 Giáo dục liêm chính, nhận thức liêm chính và đưa hối lộ ở thanh niên Việt Nam / Lê Quang Cảnh // .- 2022 .- Số 299 .- Tr. 44-53 .- 332.1

Bài viết này nghiên cứu tác động của giáo dục liêm chinh và nhận thức liêm chính tới đưa hối lộ của thanh niên dựa trên số liệu Khảo sát Liêm chính trong Thanh niên và Khảo sát Hiệu quả Quản trị Hành chính công Cấp tỉnh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy (i) thanh niên tham gia giáo dục liêm chính có nhận thức liêm chính tốt hơn gắn với xác suất đưa hối lộ cao hơn; (ii) thanh niên có ý định hành vi liêm chính có xác suất đưa hối lộ thấp hơn; (iii) tác động của giáo dục liêm chính tới xác suất đưa hối lộ của thanh niên giảm đi ở các tỉnh có chỉ số kiểm soát tham nhũng tốt hơn. Kết quả này ngụ ý rằng tồn tại khoảng cách từ giáo dục liêm chính, nhận thức liêm chính tới hành vi tham nhũng của thanh niên. Đồng thời, chúng cung cấp bằng chứng cho thiết kế chương trình giáo dục liêm chính và chính sách phòng chống tham nhũng trong thanh niên Việt Nam.

17 Vai trò của giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên các trường Đại học trong cách mạng công nghiệp 4.0 / Trần Văn Lịch // .- 2022 .- Số 1 (50) .- Tr. 101-109 .- 378

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo nên những bước tiến vĩ đại trong lịch sử loài người với những thành tựu to lớn về khoa học. Đồng thời tác động mạnh mẽ mọi mặt đời sống xã hội, làm thay đổi nhiều vấn đề trong nhận thức.

18 Cần những năng lượng kỹ thuật số mới bổ sung cho giáo dục trực tuyến / Minh Thiện // .- 2022 .- Số 1 .- Tr. 122-129 .- 370

Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn và khó khăn sâu sắc cho việc học toàn thế giới. Các nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ Đại học Monash, Úc chia sẻ suy nghĩ về bối cảnh giáo dục đang thay đổi và đề xuất của họ về cách giải quyết những vấn đề trên cũng như chia sẻ cách thức để dạy và học online trở nên hiệu quả hơn.

19 Ngoại giao giáo dục : một số vấn đề lý thuyết / Lê Quốc Bảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 3(112) .- Tr. 61-67 .- 327

Bài viết tiếp cận các khái niệm về ngoại giao giáo dục, đi sâu phân tích nội hàm của ngoại giao giáo dục. Qua đó, đưa ra một số gợi ý mở về phương thức tiếp cận ngoại giao giáo dục hiệu quả nói chung và áp dụng cho trường hợp của Việt Nam nói riêng.

20 Nghiên cứu sự hài lòng của người học về chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong bối cảnh chuyển đổi số / Nguyễn Thị Hằng, Phạm Minh Đạt, Đinh Hồng Linh // Khoa học Thương mại .- 2021 .- Số 156 .- Tr. 95-104 .- 658

Nghiên cứu làm sáng tỏ sự đáp ứng của các trường đại học thông qua các nhóm tiêu chí được lựa chọn trong bối cảnh chuyển đổi số, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để thích nghi và vận hành được trong môi trường số. Từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng quản lý giáo dục tại các trường đại học. Đồng thời cũng đưa ra một số gợi ý giải pháp đối với các nhà quản lý, các trường đại học nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, hướng đến mục tiêu chuyển đổi số trong giáo dục để hướng tới phát triển nền kinh tế số.