CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Du lịch

  • Duyệt theo:
1 Du lịch nông nghiệp với quảng bá chuỗi cung ứng nông sản Việt Nam / Nguyễn Văn Minh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 170-173 .- 910

Du lịch nông nghiệp ở Việt Nam và thế giới có sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, do ảnh hưởng từ tốc độ đô thị hóa và lối sống đô thị, hạn chế điều kiện tiếp cận với môi trường và điều kiện sinh hoạt tự nhiên, yếu cầu đổi mới sản phẩm du lịch cho khách hàng… loại hình du lịch này có quy mô, tốc độ phát triển nhanh, với hình thức cung cấp sản phẩm đa dạng, linh hoạt. Chính sách về phát triển nông nghiệp – nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước.

2 Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách về du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang / Nguyễn Anh Đức, Vũ Thị Mỹ Huệ, Vũ Thị Hằng Nga // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 178-181 .- 910

Du lịch nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Thời gian qua, các mô hình du lịch nông nghiệp đã xuất hiện ở tỉnh Tuyên Quang, tuy nhiên, các mô hình này vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá với 360 phiếu điều tra du khách, nghiên cứu đã chỉ ra các nhóm nhân tố có ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của du khách. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất một gợi ý chính sách cho tỉnh Tuyên Quang nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách về du lịch nông nghiệp trong thời gian tới.

3 Quy hoạch phát triển kinh tế du lịch đêm trên địa bàn TP. Hà Nội / Đặng Hoàng Anh // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 182-185 .- 910

Nhận thấy những tiềm năng lớn của kinh tế ban đêm, ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam, trong đó, giai đoạn trước mắt tập trung vào phát triển du lịch. TP. Hà Nội được chọn là một trong những địa phương triển khai thí điểm Đề án phát triển kinh tế ban đêm. So với các địa phương khác, Hà Nội có nhiều lợi thế phát triển kinh tế du lịch đêm. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế, phát triển kinh tế du lịch đêm ở TP. Hà Nội vẫn còn những hạn chế, tồn tại và cần có các giải pháp đồng bộ để phát triển loại hình kinh tế này trong thời gian tới.

5 Marketing lãnh thổ gắn với phát triển du lịch tại tỉnh Hà Tĩnh / Phan Thị Phương Thảo // .- 2024 .- Số 823 - Tháng 4 .- Tr. 197-199 .- 910

Marketing lãnh thổ góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, xây dựng danh mục sản phẩm có sức cạnh tranh riêng, tăng sức hấp dẫn của địa phương đối với khách hàng mục tiêu, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Hà Tĩnh là địa phương có địa lý, lịch sử, văn hóa phong phú, có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, tuy nhiên, đến nay du lịch Hà Tĩnh chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Tỉnh. Bài viết này nghiên cứu về marketing lãnh thổ, từ đó đưa ra một số gợi ý về ứng dụng marketing nhằm phát triển du lịch cho tỉnh Hà Tĩnh.

6 Giải pháp marketing-mix thu hút du khách nội địa của Công ty Du lịch Quốc tế Bình Minh / Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Việt Hưng // .- 2024 .- Số 655 - Tháng 3 .- Tr. 67-69 .- 910

Du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành công nghiệp “ không ống khói” mang lại lợi nhuận cao trên toàn thế giới. Nhưng do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, công ty TNHH MTV Du lịch Quốc tế Bình Minh mới thực hiện marketing-mix ở những bước đơn giản và chưa hiệu quả cao. Như vậy, để thúc đẩy du lịch nội địa nói riêng và hướng đi này cho công ty, nhóm tác giả đã nghiên cứu và đề xuất giải pháp.

7 Thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của du lịch đối với kinh tế tỉnh Quảng Ninh / Nguyễn Thị Kim Thanh // .- 2024 .- Số 656 - Tháng 4 .- Tr. 67-68 .- 910

Du lịch đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự phát triển kinh tế của một địa phương. Việc thu hút khách du lịch không chỉ mang lại nguồn thu nhập mới mà còn tạo ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương. Đặc biệt, ngành du lịch thường có hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ đến các lĩnh vực liên quan như dịch vụ ăn uống, khách sạn, giao thông vận tải, thương mại, văn hóa và giáo dục. Ngoài ra, du lịch cũng là một công cụ mạnh mẽ để nâng cao hình ảnh và vị thế của địa phương trên bản đồ du lịch quốc tế. Việc thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới không chỉ giúp tăng cường nguồn thu nhập mà còn giúp tạo ra cơ sở vững chắc cho phát triển kinh tế và xã hội lâu dài.

8 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch Tiền Giang / Nguyễn Thạnh Vượng // .- 2024 .- K2 - Số 260 - Tháng 3 .- Tr. 75-79 .- 658

Nghiên cứu này nhằm xác định các yêu tố ảnh hưởng đên phát triển bên vững du lịch Tiên Giang, qua việc khảo sát 198 đối tượng là các cơ quan quản ly nhà nước và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Tiên Giang, sư dụng phương pháp chon mẫu ngẫu nhiên. Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 10-12/2023. Kêt quả nghiên cứu cho thấy, có 7 nhân tố tác động đên phát triển bên vững du lịch Tiên Giang được sắp xêp theo thứ tự từ tác động mạnh nhất đên yêu nhất là: Sự tham gia của cộng đồng (COMMUNITY); Chất lượng nguồn nhân lực du lịch (HUMARES); Chất lượng dịch vụ du lịch (TOURSER); Tài nguyên du lịch (TOURRES); Cơ sở hạ tâng du lịch (INFRAS); Năng lực quản ly của nhà nước (STATEMANA); Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (FACILITY).

9 Triển khai các công cụ marketing địa phương thu hút du lịch nội địa nhằm phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai / Dương Hồng Hạnh // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 35-40 .- 658

Bài viết đưa ra những thảo luận và một số kiến nghị với tỉnh Lào Cai về hoạt động marketing địa phương của tỉnh nhằm phát triển du lịch trong thời gian tới.

10 Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến thu nhập, việc làm trong lĩnh vực du lịch / Mai Thị Vân, Nguyễn Thị Hoài Thanh, Đoàn Vinh Thăng // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 177-180 .- 910

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến thu nhập và việc làm của lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những người lao động trẻ tuổi, người ít kinh nghiệm làm việc và nữ giới, có khả năng thất nghiệp cao hơn so với các đối tượng khác. Đồng thời, kết quả khảo sát còn cho thấy, thu nhập của người lao động trong lĩnh vực du lịch bị giảm trung bình khoảng 56,5% dưới tác động của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy, trình độ học vấn và kinh nghiệm là 2 yếu tố ảnh hưởng tích cực lên thu nhập của người lao động trong đại dịch COVID-19.