CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Du lịch

  • Duyệt theo:
21 Liên kết phát triển du lịch thừa thiên huế với các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ / Huỳnh Thị Hồng Hạnh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 06 .- Tr. 147 – 149 .- 910

Bài viết sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp từ các nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê, Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, các sách, tạp chí... để nghiên cứu về tiềm năng, vai trò của du lịch Thừa Thiên Huế trong liên kết phát triển bền vững tại vùng Bắc Trung Bộ. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số giải pháp đồng bộ nhằm đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch Thừa Thiên Huế với các địa phương trong vùng.

22 Giải pháp cho chuỗi cung ứng trong phát triển du lịch Việt Nam / Khuất Hương Giang // Tài chính - Kỳ 1 .- 2023 .- Số 05 .- Tr. 65 – 68 .- 910

Để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của Việt Nam trên thị trường du lịch khu vực và thế giới, một trong những cách tiếp cận tổng quát nhất là phát huy chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch. Thực tiễn hiện nay cho thấy, việc phát triển các chuỗi cung ứng du lịch còn hạn chế, khó khăn, đòi hỏi cần có nhiều giải pháp đồng bộ nhằm phát huy sự liên kết chặt chẽ của các mắt xích trong chuỗi cung ứng du lịch.

23 Tổng quan về hệ sinh thái marketing / Hồ Thị Vân Anh, Phạm Tú Anh // .- 2022 .- Số 58 .- Tr. 91-102. .- 658.8

Trong môi trường kinh doanh hiện đại, người tiêu dùng có xu hướng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến thị trường, công nghệ,kinh tế xã hội, địa chính trị và môi trường tự nhiên dẫn đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng nằm ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của các doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao khả năng thích ứng, phát triển bền vững cũng như để tạo ra giá trị bền vững hấpdẫn khách hàng thì theo quan điểm “bên ngoài” các doanh nghiệp cần phải kết hợp các yếu tố phụ thuộc lẫn nhau này vào quá trình ra quyết định, các chiến lược nên được nhìn dưới lăng kính của hệ sinh thái marketing và hợp tác với các bên liên quan khác nhau. Bởi vì, những doanh nghiệp có tư duy rộng, nhạy bén có thể phát triển các năng lực bên ngoài tốt hơn. Nghiên cứu này, tiến hành xem xét chi tiết các xu hướng liên kết của hệ sinh thái marketing và đề xuất các hướng nghiên cứu trong từng lĩnh vực.

24 Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu / Nguyễn Quang Vĩnh, Lục Mạnh Hiển // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2023 .- Số 236 .- Tr. 87-91 .- 910

Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thông qua đánh giá của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.

25 Cơ hội và thách thức trong liên kết kinh tế nhằm phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay / Nguyễn Hồng Nhung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 633 .- Tr. 46 – 48 .- 910

Liên kết phát triển du lịch là xu hướng và yêu cầu tất yếu trong tình hình mới. Vì vậy, việc tận dụng những cơ hội và khắc phục những thách thức trong liên kết kinh tế nhằm phát triển kinh tế du lịch tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay là hết sức cần thiết, từ đó giúp cho ngành du lịch tỉnh tăng cường sự liên kết kinh tế nhằm phát triển kinh tế du lịch, từ đó khẳng định vị thế du lịch Vĩnh Phúc trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc.

26 Ứng dụng phương pháp FAHP trong xếp hạng các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu / Lục Mạnh Hiển, Nguyễn Quang Vĩnh // .- 2023 .- Số 3(538) .- Tr. 101-109 .- 658.3

Nghiên cứu này thực hiện xếp hạng thứ tự ưu tiên đối với các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thông qua phương pháp FAHP và khảo sát đối với các chuyên gia thuộc lĩnh vực du lịch, mô hình nghiên cứu đã đề xuất 19 tiêu chí liên quan đến ba tiêu chuẩn: thái độ, kiến thức và kỹ năng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tiêu chuẩn tiêu chỉ được đánh giá là quan trọng nhất là tiêu chí trung thành với Tổ quốc, với Đảng .đối với tiêu chuẩn về kỹ năng, xếp ở vị trí thứ nhất thuộc về kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng lập kế hoạch và kỹ năng tổ chức cũng được xếp ở vị thứ hai.

27 Kinh nghiệm quốc tế về khai thác di sản, phát triển du lịch cho CHDCND Lào / Somchay Yathotou // .- 2023 .- Số 797 .- Tr. 150-152 .- 910

Khai thác di sản là mọt hình thức đem lại giá cao phục vụ phát triển du lịch. Tuy nhiên xu hướng phát triển mới còn nhiều vấn đề cần bàn thảo về khai thác di sản cho phát triển du lịch. Từ việc khái quát thực trạng khai thác di sản du lịch của các nước Đông Nam Á, bài viết đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho CHDCND Lào.

28 Du lịch Halal ở Iran / Trần Anh Đức // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 12 (208) .- Tr. 37-43 .- 910

Du lịch Halal đang trở thành xu hướng quan trọng của ngành du lịch trên toàn cầu. Nghiên cứu về hoạt động phát triển du lịch Halal tại Iran sẽ mang nhiều ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt cho các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định xuất khẩu hàng hóa đạt tiêu chuẩn Halal sang thị trường này.

29 Giải pháp phát triển du lịch Đà Nẵng trong thời gian tới / Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Thị Minh Hà // Tài chính - Kỳ 2 .- 2022 .- Số 791 .- Tr. 118-120 .- 658

Bài viết phân tích các đặc trưng cơ bản của ngành du lịch, thực trạng du lịch Đà Nẵng sau đại dịch Covid-19 và đề xuất một số giải pháp phát triển trong thời gian tới.

30 Chính sách và khung pháp lý cho phát triển dịch vụ đêm tại Việt Nam / Lê Quang Đăng, Trần Phương Mai // Du lịch Việt Nam .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 12-14 .- 910

Du lịch góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và tận dụng tối đa các tài nguyên, nguồn lực để thu hút khách du lịch, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên các hoạt động về đêm tiềm ẩn những bất cập khó khăn trong công tác quản lý, đặc biệt là nguy cơ gia tăng các tệ nạn xã hội. Vì vậy cần nghiên cứu chính sách, hoàn thiện khung khổ pháp lý để thúc đẩy kinh tế bán đêm và dịch vụ ban đêm, thúc đẩy kinh tế phát triển.