CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Đối ngoại

  • Duyệt theo:
1 Bầu cử 2023 và triển vọng chính sách đối ngoại của Thái Lan / Võ Xuân Vinh // .- 2024 .- Số 1 (286) .- Tr. 24 - 31 .- 327

Cuộc tổng tuyển cử năm 2023 ở Thái Lan đưa đến sự thắng lợi của Đảng Tiến lên phía trước, đảng chính trị theo đuổi chủ trương xóa bỏ vai trò của hoàng gia và quân đội trong nền chính trị Thái Lan. Tuy nhiên, việc không giành được đủ số phiếu cần thiết ở hai viện quốc hội đã ngăn cản ứng cử viên Pita Limjaroenrat, lãnh đạo Đảng Tiến lên phía trước trở thành Thủ tướng Thái Lan. Thậm chí ông Pita còn phải đối mặt với các rắc rối pháp lý. Sự thất bại của lãnh đạo Đảng Tiến lên phía trước Pita Limjaroenrat đã tạo cơ hội cho Srettha Thavisin của Đảng Vì nước Thái trở thành Thủ tướng Thái Lan khi đảng này liên minh với các đảng thân quân đội để đảm bảo số phiếu ủng hộ ở hai viện quốc hội. Trên cơ sở khái quát về cuộc bầu cử Thái Lan năm 2023, bài viết sẽ chỉ rõ những vấn đề của nền chính trị đất nước chùa vàng và triển vọng chính sách đối ngoại của nước này dưới sự dẫn dắt của Thủ tướng Srettha Thavisin.

2 Quan hệ Nga – Trung Quốc năm 2023: Tác động và hàm ý với Việt Nam / Phạm Lưu Bình // .- 2023 .- Số 10 (266) - Tháng 10 .- Tr. 37-54 .- 327

Phân tích những lợi ích và trở ngại trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ Trung Quốc – Liên Bang Nga, những tác động, ảnh hưởng đối với khu vực, quốc tế và Việt Nam.

3 Trung – Nga: Mối quan hệ “cận liên minh” / Nguyễn Hợp Châu, Bùi Tuấn Quang // .- 2023 .- Số 12 (268) - Tháng 12 .- Tr. 47-60 .- 327

Trình bày lý thuyết về liên minh. Phân tích tình hình xung đột Nga-Ukraine và bối cảnh Nga – Trung trong xung đột. Nghiên cứu về mối quan hệ Trung – Nga trong bối cảnh cuộc chiến. Định hướng tương lai 5 năm của mối quan hệ.

4 Lợi ích và chính sách của Mỹ tại biển Đông từ năm 2009 đến năm 2023 / Vũ Vân Anh, Trần Nam Hải, Nguyễn Quỳnh Trang // .- 2023 .- Số 301 - Tháng 04 .- Tr. 12-19 .- 327

Nghiên cứu lợi ích và chính sách của Mỹ tại Biển Đông là cần thiết để đánh giá khả năng và mức độ can dự của Mỹ tại Biển Đông. Bài viết này làm rõ lợi ích của Mỹ ở Biển Đông cùng với định hướng và triển khai chính sách Biển Đông của cường quốc này trong giai đoạn 2009-2003 trên các phương diện pháp lý, an ninh quân sự và chính trị.

5 Chính sách đối ngoại cường quốc tầm trung chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Ca-na-đa / Phạm Thùy Trang // Nghiên cứu Quốc tế .- 2023 .- Số 4(131) .- Tr. 93-112 .- 327

Bài viêt tập trung làm rõ mục tiêu, nội dung và những định hướng lớn của Chiến lược, đặt trong bối cảnh Ca-na-đa kiên định triển khai chính sách đối ngoại của một cường quốc tầm trung, đặc biệt ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

6 Hợp tác Ấn Độ - Asean trong đại dịch Covid-19 và cơ hội hợp tác Việt Nam - Ấn Độ / Trần Ngọc Diễm // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2023 .- Số 1 (122) .- Tr. 10-19 .- 327

Nghiên cứu, nhân định rằng Covid-19 đã ảnh hưởng đến hợp tác giữa Ấn Độ và khối Asean, cũng như từng quốc gia trong khu vực. Bài viết phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước tác động trực tiếp đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại và ứng phó của Ấn Độ, từ đó nêu bật thực trạng hợp tác Asean - Ấn Độ trong thời kỳ diễn ra đại dịch.

7 Chính sách đối với Trung Quốc của chính quyền tổng thống J.Biden : kế thừa và điều chỉnh / Nguyễn Đình Luân, Nguyễn Xuân Cường // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2023 .- Số 1 (257) .- Tr. 25-39 .- 327

Nghiên cứu chiến lược và chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ trong từng giai đoạn góp phần nhận diện rõ nét hơn về nội hàm và tác động của cộc cạnh tranh chiến lược này trong một thế giới đang thay đổi khó lường.

8 Thay đổi chiến lược và chính sách tiếp cận của Trung Quốc ở Châu Phi / Trương Hoàng Thùy Vân // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2022 .- Số 10 (206) .- Tr. 45-52 .- 327

Phân tích một số chiến lược, chính sách mà Trung Quốc đã áp dụng ở châu Phi thời gian qua và một số chiến lược, chính sách mới của Trung Quốc ở châu Phi những năm gần đây. Trình bày sự thay đổi mục đích trong chiến lược mới của Trung Quốc ở Châu Phi.

9 Chủ nghĩa trọng thương và mối quan hệ với chính sách của các cường quốc Châu Âu từ giữa thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII / Trần Thị Quế Châu // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 12(267) .- Tr. 62-74 .- 327

Phân tích bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản của Chủ nghĩa trọng thương, và mối quan hệ của nó với chính sách của các cường quốc châu Âu từ giữa thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XVIII.

10 Vai trò của CHLB Đức trong chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu đối với Liên bang Nga từ sau chiến tranh lạnh tới nay / Nguyễn Thị Thu Hà // .- 2022 .- Số 620 .- Tr. 43 - 45 .- 658

Bài viết chỉ ra vai trò cụ thể của Đức trong chính sách đối ngoại của EU đối với Nga từ sau chiến tranh lạnh đến nay, qua đó nhận xét và dự báo về vai trò của Đức trong mối quan hệ EU – Nga trong thời gian tới.