CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Đối ngoại

  • Duyệt theo:
31 Chính sách của Mỹ đới với xung đột Israel – Palestine dưới thời Tổng thống Barack Obama / Lê Thị Ánh Tuyết // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 4(101) .- Tr. 26-33 .- 327

Trình bày khái quát nguồn gốc, diễn biến của xung đột Israel – Palestine, chính sách của Mỹ đối với xung đột Israel – Palestine dưới thời Tổng thống Barack Obama và khả năng giải quyết xung đột này, qua đó góp phần bổ sung thêm nhận thức về chính sách của Mỹ đối với vấn đề Israel – Palestine thời kỳ từ tháng 1/2009-1/2017.

32 Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu / Đinh Công Tuấn // Nghiên cứu Châu Âu .- 2020 .- Số 11(242) .- Tr. 3-14 .- 327

Khái quát chiến lược toàn cầu và chính sách đối ngoại của EU. Phân tích về vị trí, vai trò quan trọng của Việt Nam trong việc thực thi chính sách dối ngoại mới của EU hiện nay.

33 Ảnh hưởng của Ấn Độ đến sự định hình khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương / Nguyễn Lê Thy Thương, Nguyễn Thị Doan // Khoa học Xã hội Việt Nam .- 2020 .- Số 9 .- Tr. 54-65 .- 327

Phân tích chính sách đối ngoại tác động đến sự tham gia của Ấn Độ vào sự định hình khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và những thách thức của nó.

34 Chính sách đối ngoại nước lớn của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi: Trường hợp với Mỹ / Trần Ngọc Diễm, Đặng Thu Thủy // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2020 .- Số 8(93) .- Tr. 33-40 .- 327

Phân tích những nội dung triển khai chính sách đối ngoại củ Thủ tướng Ấn Độ N.Modi, về cơ bản là hướng tới tăng cường quan hệ dựa trên từng bối cảnh cụ thể song luôn đảm bảo duy trì lợi ích quốc gia và đến nay đã đạt được một số thành tựu đáng kể.

35 Xu thế tập hợp lực lượng ở Châu Á – Thái Bình Dương 5-10 năm tới : tác động và đối sách của Việt Nam / Lê Hải Bình // Nghiên cứu Quốc tế .- 2020 .- Số 1 (120) .- Tr. 7-30 .- 327

Tác động của xu thế tập hợp lực lượng ở Châu Á – Thái Bình Dương; Khuyến nghị định hướng tham gia các tập hợp lực lượng của Việt Nam trong 5-10 năm tới.

36 Khái luận về chiến lược đối ngoại / Lê Đình Tĩnh, Đặng Cẩm Tú, Nguyễn Vũ Tùng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2019 .- Số 3 (118) .- Tr. 199 - 224 .- 327

Mặc dù có các nội dung tương tự như chính sách nhưng chiến lược được đặt ở một tầm mức cao hơn và nhằm hướng tới những mục tiêu lớn hơn và hệ trọng hơn trên ba tiêu chí về thời gian, không gian và mức độ.

37 Chính sách Trung Đông của Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump / Nguyễn Nhâm // Nghiên cứu Châu Phi & Trung Đông .- 2019 .- Số 9 (169) .- Tr. 21 - 28 .- 327

Đổi mới phương thức tiếp cận, định hướng xây dựng một cấu trúc anh ninh mạnh của khối Arab, kiềm chế đối thủ tranh giành ảnh hưởng, thúc đẩy kinh tế - thương mại, từng bước thực hiện Kế hoạch hòa bình thông qua sức mạnh là những nội dung chủ yếu trong chính sách Trung Đông của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump nhằm duy trì vị trí lãnh đạo của Mỹ tại khu vực này.

38 Bản sắc quốc gia trong chính sách đối ngoại của Cộng hòa Liên bang Đức / TS. Đỗ Thị Thủy // Nghiên cứu Châu Âu .- 2019 .- Số 04 .- Tr. 48-62 .- 327

Phân tích ảnh hưởng của những di sản dân tộc và lịch sử (đặc biệt là dưới thời Đức Quốc xã) cũng như quá trình tương tác quốc tế của Đức với các chủ thể khác đến việc hình thành các bản sắc mới của Đức thời hậu chiến như bản sắc Châu Âu, bản sắc dân chủ phương Tây, bản sắc cường quốc dân sự… Những bản sắc này đã góp phần định hình nền văn hóa an ninh hòa bình và chính sách đối ngoại ôn hòa, kiềm chế, thúc đẩy hội nhập Châu Âu và chủ nghĩa đa phương của Đức trong thời gian qua.

39 Các mô hình hoạch định chính sách phổ biến của nước Anh với EU giai đoạn 1992-2016 / Chu Thanh Vân // Nghiên cứu Châu Âu .- 2018 .- Số 211 .- Tr. 19-27 .- 327

Nước Anh là một quốc gia có ảnh hưởng lớn trên thế giới. Anh luôn được đánh giá cao nhờ phản ứng linh hoạt trong mọi tình huống trong quan hệ quốc tế nhờ tài ngoại giao và sự tính toán chiến lược khôn ngoan. Nhiều mô hình hoạch định và đánh giá, phân tích chính sách đối ngoại chuyên biệt đã được phát triển. Bài viết tìm hiểu ba mô hình phân tích chính sách đối ngoại có tính phổ quát hơn cả của Anh đối với EU trong giai đoạn 1992-2016, bao gồm: cấp tiến, tổ chức/ thể chế/ hành chính và đa nguyên.

40 Tình trạng “bất an chiến lược” ở châu Á – Thái Bình Dương: Nguyên nhân và giải pháp / Tô Anh Tuấn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2018 .- Số 3 (114) .- Tr. 163-184 .- 327

Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng “bất an chiến lược”, từ đó khuyến nghị một số biện pháp làm giảm tác động của tình trạng này.