CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Chính sách Đối ngoại

  • Duyệt theo:
11 Chính sách đối ngoại của U-crai-na sau hơn 30 năm độc lập và chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại U-crai-na / Nguyễn Anh Tuấn // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(128) .- Tr. 97-120 .- 327

Đánh giá chính sách đối ngoại của U-crai-na, nhất là chính sách của nước này đối với Nga và phương Tây, qua đó lý giải phần nào về nguyên nhân dẫn tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga nhằm vào U-crai-na.

12 Chính sách đối ngoại của Đức thời kỳ “hậu Merkel” / Đỗ Thị Thanh Bình, Vũ Tiến Đức // Nghiên cứu Châu Âu .- 2022 .- Số 1(256) .- Tr. 13-21 .- 327

Trình bày một số điều chỉnh trong chính sách đối ngoại để phù hợp với tình hình mới, thúc đẩy việc trở thành một đối tác tin cậy trong quan hệ quốc tế, ủng hộ chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền và chống biến đổi khí hậu, trong đó ưu tiên chương trình nghị sự của Liên minh châu Âu và duy trì lập trường cân bằng, thực dụng trong quan hệ với các đối tác lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc.

13 Vai trò của công tác đối ngoại trong việc phát huy nguồn lực sức mạnh mềm Việt Nam trong tình hình mới / Lê Hải Bình, Lý Thị Hải Yến // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(124) .- Tr. 37-50 .- 327

Nghiên cứu và xác định các yếu tố của nguồn lực sức mạnh mềm Việt Nam, đánh giá thực tiễn công tác đối ngoại phát huy sức mạnh mềm và đề xuất một số giải pháp.

14 Công chúng và việc hoạch định, thực thi chính sách đối ngoại / Đoàn Văn Thắng // Nghiên cứu Quốc tế .- 2022 .- Số 1(124) .- Tr. 171-194 .- 327

Đề cập một số nhân tố tác động đến thái độ của công chúng đối với việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại như hệ thống chính trị, địa vị xã hội, việc xác định lợi ích và giá trị, khung không gian và thời gian… Bài viết cũng nêu một số điểm cần lưu ý khi đánh giá chính sách đối ngoại, và trong việc tranh thủ dư luận đóng góp vào việc xây dựng và thực thi chính sách đối ngoại.

15 Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ / Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Ngọc Vĩnh Phúc // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 2(111) .- Tr. 47-52 .- 327

Khái quát lại tiến trình hình thành thuật ngữ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở, sự triển khai chiến lược dưới thời tổng thống Donald Trump, và những thay đổi dưới Chính quyền Biden. Đồng thời đánh giá xem quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có những bước tiến nào trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donal Trump và Tổng thống Joe Biden, từ đó đưa ra những dự đoán trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam dưới thời Tổng thống Joe Biden.

16 Chính sách xóa đói, giảm nghèo của Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam / Nguyễn Anh Chương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 2(252) .- Tr. 43-51 .- 327

Phân tích và làm rõ chính sách xóa đói, giảm nghèo của Trung Quốc. Từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở Việt Nam.

17 Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Đức dưới thời Thủ tướng Angela Merkel / Nguyễn Thị Thìn // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 3(112) .- Tr. 45-51 .- 327

Thông qua các phương pháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp lịch sử, phân tích, chính sách, tổng hợp, thống kê, so sánh, bài viết nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Đức đối với khu vực Đông Nam Á dưới thời Thủ tướng Angele Merkel, từ đó kiến nghị chính sách với Việt Nam.

18 Ngoại giao giáo dục : một số vấn đề lý thuyết / Lê Quốc Bảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2022 .- Số 3(112) .- Tr. 61-67 .- 327

Bài viết tiếp cận các khái niệm về ngoại giao giáo dục, đi sâu phân tích nội hàm của ngoại giao giáo dục. Qua đó, đưa ra một số gợi ý mở về phương thức tiếp cận ngoại giao giáo dục hiệu quả nói chung và áp dụng cho trường hợp của Việt Nam nói riêng.

19 Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương / Nguyễn Thị Phương Hoa // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 602 .- Tr. 73-75 .- 327

Thực trạng chính sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; những triển vọng và thách thức đối với sách đối ngoại của Liên bang Nga đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

20 Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á từ năm 2017 đến nay / Nguyễn Minh Hồng // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 12(244) .- Tr. 65-79 .- 327

Trình bày những cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc, từ đó làm rõ chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam Á từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, trên cơ sở đó đưa ra những ứng đối của các nước Đông Nam Á.