CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Thương mại Điện tử

  • Duyệt theo:
1 Kinh tế số Việt Nam: Tổng quan, tiềm năng phát triển và hàm ý chính sách / Lê Sĩ Đồng // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 116-128 .- 330

Bài viết nghiên cứu tổng quan thực trạng, xu hướng và tiềm năng phát triển cũng như các giải pháp phát triển KTS Việt Nam dựa trên: (i) Việc phân loại khái niệm KTS theo các phạm vi: KTS lõi, KTS theo nghĩa hẹp, KTS theo nghĩa rộng. Việc phân loại này cho thấy vai trò, sự tương tác giữa các thành phần công nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 với các mô hình kinh tế trong các lĩnh vực KTS; (ii) Xu hướng phát triển KTS từ sự phát triển của các công nghệ kỹ thuật số; và (iii) Các đặc trưng đánh giá tiềm năng cũng như một số phương pháp đo giá trị của KTS để đánh giá sự phát triển KTS Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cho tới nay, KTS Việt Nam phát triển mạnh phần lớn nhờ sự phát triển của lĩnh vực Công nghiệp kỹ thuật số (ICT) và Thương mại điện tử (TMĐT). Tuy nhiên, ngoài ICT và TMĐT, tiềm năng phát triển KTS Việt Nam sẽ còn rất lớn nhờ sự phát triển của KTS ngành, lĩnh vực và từ kết quả của quá trình chuyển đổi số.

2 Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức trực tuyến / Ngô Văn Hiệp // .- 2024 .- Số 3 - Tháng 3 .- Tr. 44 – 48 .- 340

Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến - Online Dispute Resolution (ODR) - trong thương mại điện tử đã được khá nhiều quốc gia áp dụng. Tuy nhiên, phương thức này mới được Việt Nam quan tâm trong thời gian gần đây nên các quy định pháp luật điều chỉnh ODR chưa được hoàn thiện. Thực tế này gây ra không ít khó khăn cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức ODR. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến ODR là rất cần thiết. Bài viết phân tích thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức trực tuyến và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằng phương thức này ở Việt Nam hiện nay.

3 Phát triển thương mại điện tử xanh – kinh nghiệm ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đàm Thanh Tú // .- 2024 .- K1 - Số 257 - Tháng 02 .- Tr. 87-91 .- 658

Dựa trên những kinh nghiệm đó, bài viết này đưa 5 khuyến nghị cho Việt Nam khi phát triển thương mại điện tử xanh nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.

4 Thực trạng phát triển Thương mại điện tử trong tiêu thụ Nông sản ở Trung Quốc giai đoạn hiện nay / Lê Thanh Thủy // .- 2023 .- Số 10 (266) - Tháng 10 .- Tr. 11-23 .- 658

Phân tích và làm rõ thực trạng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản, thành tựu và những vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực này ở Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.

5 Phát huy tiềm năng thương mại điện tử của Châu Phi thông qua các sáng kiến khu vực trong bối cảnh hiện nay / Trương Hoàng Thùy Vân // .- 2023 .- Số 03 (211) - Tháng 3 .- Tr. 27-35 .- 658

Phân tích xu hướng, tầm quan trọng của thương mại điện tử ở châu Phi, thực trạng của các chiến lược thương mại điện tử ở cấp lục địa và tiểu vùng, đồng thời chỉ ra những hạn chế đối với phát triển thương mại điện tử ở các nền kinh tế khu vực.

6 Ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường trong chuyển giao tri thức và khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Minh Đức, Trần Hoài Nam // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 89-92 .- 658

Ở Việt Nam, hoạt động chuyển giao tri thức đã có những thành công nhất định nhưng nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự bứt phá mạnh mẽ. Theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử năm 2023 của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM), đa số doanh nghiệp đều chủ yếu sử dụng các công cụ như Viber, WhatsApp, Skype, Facebook Messenger, Zalo để trao đổi công việc, chuyển giao tri thức. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ này chỉ giải quyết được một phần trong hoạt động chuyển giao tri thức, các công cụ và các phương thức khác chưa được triển khai rộng rãi. Bài viết này, nhóm tác giả nghiên cứu một số ứng dụng điển hình của công nghệ thực tế tăng cường trên thế giới và đưa ra một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam.

7 Phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Ngọc Huy // .- 2024 .- Số (652+653) - Tháng 02 .- Tr. 49 - 51 .- 658

Bài viết này tập trung làm rõ thực trạng phát triển của thương mại điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam, chỉ ra những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trường thương mại điện tử trong thời gian tới.

8 So sánh nhận thức về phát triển thương mại điện tử bền vững của nhà bán lẻ và người tiêu dùng Việt Nam / Chử Bá Quyết, Lê Kim Dung // .- 2024 .- Số 1 (548) - Tháng 1 .- Tr. 47 - 57 .- 658

Bằng cách kiểm tra Levene từ cặp 210 quan sát, nghiên cứu phát hiện ra rằng có nhận thức tương đồng về tinh bền vững của thương mại điện tử và tính bền vững của môi trường sinh thái, nhưng có sự khác biệt trong nhận thức về tính bền vững sinh thái và tinh bền vững xã hội giữa hai nhóm người này. Từ đó, nghiên cứu đưa ra khuyến nghị cho các cơ quan liên quan trong việc xây dựng và thực thi chính sách phát triển thương mại điện tử bền vững ở Việt Nam.

9 Tác động của giới tính, thu nhập và khu vực sinh sống tới trải nghiệm khách hàng qua sàn thương mại điện tử / Trịnh Phương Ly // .- 2024 .- K2 - Số 256 - Tháng 01 .- Tr. 56-62 .- 381.142

Nghiên cứu này xem xét sự ảnh hưởng của các biến nhân khẩu học (giới tính, thu nhập và khu vực sinh sống) tới trải nghiệm khách hàng (TNKH) mua sắm qua sàn thương mại điện tử (TMĐT). Cả nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng, trong đó, nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm thích ứng thang đo TNKH trong bối cảnh nghiên cứu mới; nghiên cứu định lượng được thực hiện nhằm xem xét tác động của các biến nhân khẩu học tới trải nghiệm khách hàng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 862 khách hàng đã từng mua sắm qua sàn TMĐT ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các khách hàng có giới tính và khu vực sinh sống khác nhau sẽ có trải nghiệm khách hàng khác nhau khi mua sắm qua sàn TMĐT đồng thời không có sự khác biệt trong trải nghiệm khách hàng giữa những khách hàng có mức thu nhập khác nhau. Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị để giúp sàn TMĐT tối ưu TNKH theo các đặc điểm nhân khẩu học của họ.

10 Thử tìm hiểu về khả năng xây dựng và ứng báo chỉ số giá tiêu dùng dựa trên giá cả trực tuyến dữ liệu lớn cho Việt Nam / Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Đức Hiếu // .- 2023 .- Số 649 - Tháng 12 .- .- 658

Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam sử dụng kỹ thuật cào dữ liệu trực tuyến quy mô lớn để thu thập dữ liệu lớn về giá cả niêm yết trên các trang thương mại điện tử bán hàng trực tuyến lớn nhất ở Việt Nam, liên tục theo ngày trong thời gian 3 năm. Chúng tôi xây dựng một chỉ số giá tiêu dùng phản ánh hành vi của giá các mặt hàng được bày bán trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam, tạm gọi là chỉ số giá trực tuyến (OPI). Do sự khác biệt trong cơ chế đặt giá cũng như độ phủ của rổ hàng hóa, chỉ số OPI biểu lộ những tính chất rất khác biệt so với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) truyền thống, dù trong một số nhóm ngành hai chỉ số có khuynh hướng hội tụ. Với quy mô lớn và gần như tức thời, OPI biểu lộ nhiều tính chất cụ thể hơn CPI một cách đáng kể, đặc biệt trong việc nắm bắt và ứng báo diễn biến giá.