CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài chính

  • Duyệt theo:
1 Ảnh hưởng của độ mở tài chính và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại tại các nước châu Á / Võ Thị Thúy Kiều // .- 2024 .- Số (214+215) - Tháng (1+2) .- Tr. 102-115 .- 332.12

Bài viết nghiên cứu tác động của độ mở tài chính (ĐMTC) và thể chế đến sự ổn định hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) tại 35 nước châu Á giai đoạn 2011–2020. Thông qua phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Square-FGLS), kết quả nghiên cứu cho thấy ĐMTC được đo lường theo Chinn & Ito (2008) có tác động cùng chiều mạnh mẽ đến sự ổn định hệ thống NHTM được đo lường bằng ZSCORE; đồng thời các chỉ số thể chế bao gồm kiểm soát tham nhũng, hiệu quả chính phủ, pháp quyền, tiếng nói và trách nhiệm giải trình tốt sẽ gia tăng sự ổn định hệ thống NHTM. Từ đó, bài viết gợi ý các chính sách nhằm gia tăng sự ổn định hệ thống NHTM.

2 Về hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp / Lê Thị Ánh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 126-130 .- 658

Phân tích tài chính doanh nghiệp sử dụng các thông tin từ báo cáo tài chính và các thông tin liên quan để thực hiện các chỉ tiêu phân tích để từ đó đánh giá chính xác sức khỏe tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sự hạn chế về dữ liệu phân tích cũng như chưa có quy định bắt buộc về việc công bố các chỉ tiêu phân tích nên hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp của các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin còn tồn tại nhiều hạn chế. Bài viết này nghiên cứu một số hạn chế của hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước để hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp.

3 Tín dụng chính sách trong bức tranh tài chính toàn diện ở Việt Nam / Nguyễn Việt Hưng, Trần Thị Thương Hiền, Nguyễn Thị Hồng Lanh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 49-52 .- 332

Trong xu thế phát triển của kinh tế - xã hội, cũng như các nước thế giới, Việt Nam đang chú trọng việc thúc đẩy sự phát triển của tài chính toàn diện. Cụ thể, ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đưa ra quan điểm thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện an toàn, hiện quả, bền vững; có sự phối hợp, tham gia của cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân… Trong bức tranh tài chính toàn diện, tín dụng chính sách đang là một trong những công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng, Chính phủ, chính quyền địa phương các cấp trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội.

4 Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc tại Việt Nam / Huỳnh Quốc Khiêm // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 53-55 .- 332

Dựa trên cơ sở lý luận về dự trữ bắt buộc, bằng phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết thu thập và phân tích dữ liệu về thực trạng điều hành công cụ dự trữ bắt buộc tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công cụ này có tác dụng trong việc hạn chế cung tín dụng ngoại tệ và thu hẹp lãi suất cho vay giữa VND và ngoại tệ. Tuy nhiên, công cụ này cũng ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng thương mại và phương pháp quản lý dự trữ bắt buộc vẫn còn hạn chế. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị cho công tác điều hành công cụ dự trữ bắt buộc của Việt Nam trong thời gian tới.

5 Thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam / Phạm Tuấn Minh // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 56-58 .- 658

Trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp và nền kinh tế, qua đó hỗ trợ giảm áp lực lên kênh tín dụng ngân hàng. Tại Việt Nam, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hình thành từ năm 2000, nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh khi Nghị định số 90/2011/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp được ban hành và có hiệu lực. Do đó, việc phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiệu quả, minh bạch và bền vững là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh doanh nghiệp cần đa dạng hóa các nguồn lực tài chính. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, bài viết này đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường này trong thời gian tới.

6 Hành vi thao túng báo cáo tài chính và những tác động / Nguyễn Hữu Tân // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 63-66 .- 332

Báo cáo tài chính cần phải đảm bảo sự minh bạch, trung thực và khách quan để cung cấp thông tin chính xác cho các nhà quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư và các bên liên quan. Tuy nhiên, thời gian qua, trên thị trường chứng khoán quốc tế và Việt Nam, việc thao túng báo cáo tài chính đã gia tăng đáng kể, không chỉ về số lượng mà còn về mức độ tinh vi, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và nhà đầu tư. Trên cơ sở nhận diện các hành vi thao túng báo cáo tài chính phổ biến, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn ngừa, phát hiện các hành vi này.

7 Triển vọng áp dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính nông nghiệp tại Việt Nam / Lý Hoàng Phú, Hoàng Minh Quyên // .- 2024 .- Số 820 - Tháng 3 .- Tr. 77-80 .- 332

Công nghệ chuỗi khối cung cấp các giải pháp sáng tạo mang tính đột phá trong các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối ngày càng trở nên phổ biến và góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế số. Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu, báo cáo có liên quan trên thế giới và ở Việt Nam, bài viết này cung cấp một góc nhìn sâu hơn về việc áp dụng công nghệ chuỗi khối trong lĩnh vực tài chính nông nghiệp tại Việt Nam.

8 Kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính các tập đoàn kinh tế trên thế giới / Nguyễn Thị Kim Thoa // .- 2024 .- Số 821 - Tháng 3 .- Tr. 130-133 .- 330

Ở Việt Nam, tập đoàn kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của quốc gia, tác động đến nhiều mặt của kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do những vấn đề khách quan và chủ quan, kết quả hoạt động của những tập đoàn này còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, một trong những vấn đề mà các tập đoàn gặp phải là chưa có một cơ chế quản lý tài chính hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu cơ chế quản lý tài chính của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam là cần thiết.

9 Bộ đệm vốn nghịch chu kỳ - Công cụ an toàn theo thông lệ Basel III / Nguyễn Khương, Đào Văn Hà, Nguyễn Thu Hương, Tô Thị Hồng Anh và cộng sự // .- 2024 .- Số 05 - Tháng 3 .- Tr. 18-27 .- 332

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) (2010) đã thiết kế Bộ đệm vốn nghịch chu kì (CCyB) với mục tiêu an toàn vĩ mô ngân hàng khi tăng trưởng tín dụng vượt mức có tính chu kì (được phản ánh qua sự tăng, giảm của chu kì tài chính) tiềm ẩn rủi ro hệ thống đối với khu vực ngân hàng. Thông qua bộ đệm này, các ngân hàng có thêm lượng đệm vốn chất lượng trong giai đoạn thuận lợi khi rủi ro hệ thống gia tăng, sau đó được sử dụng trong thời kì suy thoái để giảm thiểu rủi ro mà các ngân hàng khuếch đại sự suy thoái bằng cách thắt chặt cho vay quá mức. Thông qua bài viết này, nhóm nghiên cứu: (i) Khái quát về CCyB theo thông lệ Basel III (2010); (ii) Tổng hợp, phân tích một số vấn đề về triển khai thực hiện CCyB như: Cách tiếp cận khác nhau để thực hiện CCyB; độ lệch tín dụng/GDP và một số chỉ số bổ sung; khung chính sách xuyên quốc gia về CCyB; quan điểm nghiên cứu hướng đến vùng đệm CCyB theo ngành. Trên cơ sở đó rút ra một số hàm ý khuyến nghị về CCyB đối với ngân hàng Việt Nam.

10 Hoạt động tài chính vi mô trong xu hướng phát triển của công nghệ tài chính / Nguyễn Thị Thanh Bình // .- 2024 .- Số 04 - Tháng 02 .- Tr. 37-43 .- 332

Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một số hoạt động nghiệp vụ như ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ. Tại Việt Nam, hoạt động TCVM đã được nhìn nhận như một công cụ hữu hiệu thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo, góp phần không nhỏ vào việc giảm tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam. Với sự phát triển nhanh chóng về công nghệ, nhất là công nghệ tài chính (Fintech), lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói chung và TCVM đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội thúc đẩy phát triển TCVM, thì xu hướng phát triển của Fintech cũng đặt ra không ít thách thức đối với sự phát triển TCVM tại Việt Nam. Bài viết nêu thực trạng hoạt động TCVM gắn với Fintech tại Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp đối với hoạt động TCVM khi gắn với công nghệ số.