CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tài chính

  • Duyệt theo:
31 Phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp trong ngành Dược Việt Nam / Nguyễn Kiều Hoa // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 113-116 .- 332

Phân tích báo cáo tài chính có một vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cũng như là công cụ hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định quản lý, hỗ trợ các nhà đầu tư ra các quyết định đầu tư. Trên cơ sở nghiên cứu công tác phân tích báo cáo tài chính tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, bài viết đánh giá ưu điểm, hạn chế công tác phân tích báo cáo tài chính, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện nội dung, phương pháp lập và phân tích báo cáo tài chính.

32 Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ tài chính cho ngư dân khai thác thủy sản / Nguyễn Viết Đức // .- 2023 .- Số 811 .- Tr. 143-145 .- 332

Nhật Bản, Philippines, Australia là những quốc gia có thế mạnh trong khai thác thủy sản lớn nhất trên thế giới. Ngành khai thác thủy sản hàng năm làm tăng thu ngoại hối, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động, góp phần vào sự phát triển của các nền kinh tế này. Những kết quả có được là nhờ sự quan tâm của Chính phủ các quốc gia này, trong đó bao gồm việc ban hành các chính sách tài chính hỗ trợ cho ngư dân khai thác ngành Thủy sản. Bài viết đề cập kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ tài chính của một số quốc gia trên thế giới, đồng thời rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho Việt Nam.

33 Hiểu biết tài chính và hành vi tài chính của người cao tuổi : nghiên cứu so sánh ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á và Trung Á / Nguyễn Đăng Tuệ, Bùi Quang Tuấn // .- 2023 .- Số 544 - Tháng 9 .- Tr. 3 - 17 .- 332

Nghiên cứu này xem xét mức độ phổ biến và khác biệt về hiểu biết tài chính và hành vi tài chính của người cao tuổi ở các nước đang phát triển ở Đông Nam Á và Trung Á. Dựa trên dữ liệu cấp độ cá nhân ở các quốc gia này, nghiên cứu đánh giá mức độ hiểu biết tài chính và hành vi tài chính của những người từ 50 tuổi trở lên. Sự khác biệt về giới tỉnh trong các hành vi tài chính phụ thuộc vào loại hành vi tài chính được nghiên cứu và chỉ được phát hiện ở một số hành vi tài chính như so sánh sản phẩm và theo dõi tình hình tài chính. Phù hợp với những phát hiện trước đây ở các nước phát triển, nghiên cứu này cho thấy, hiểu biết về tài chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tài chính. Những cả nhân có trình độ hiểu biết về tài chính thấp hơn có xác suất thấp hơn trong việc thực hiện các hành vi tài chính có trách nhiệm. Kết quả so sánh giữa các quốc gia cũng chỉ ra rằng, các bối cảnh xã hội như phát triển kinh tế có thể có ý nghĩa quan trọng đối với các hành vi tài chính. Các tác giả đưa ra thảo luận về ý nghĩa chính sách của những phát hiện thực nghiệm của nghiên cứu.

34 Sự chuẩn bị về tinh thần và tài chính để thích ứng cho cuộc sống nghỉ hưu của người dân đô thị hiện nay / Lương Ngọc Thúy // .- 2023 .- Số 642 - Tháng 9 .- Tr. 27 - 28 .- 332.024

Việc chuẩn bị để thích ứng cho cuộc sống nghỉ hưu sẽ giúp cho cá nhân đảm bảo cho chất lượng cuộc sống khi về già cùng với đó làm giảm gánh nặng cho hệ thống phúc lợi của nhà nước. Kế hoạch nghỉ hưu đã có nhiều thay đổi trong nhiều năm qua, bài viết này tìm hiểu về sự chuẩn bị về tinh thần và tài chính để thích ứng cho cuộc sống nghỉ hưu của người dân đô thị hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân đã có những hiểu biết và sự chuẩn bị nhất định cho tuổi già của mình.

35 Ảnh hưởng của tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương đối với tính bao trùm tài chính / Nguyễn Minh Sáng // .- 2023 .- Số 15 .- Tr. 36-43 .- 332.12

Tính bao trùm tài chính đang là ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế hiện đại. thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) xuất hiện như một công cụ tiềm năng để cách mạng hóa tính bao trùm tài chính. Bài viết khảo sát các tác động của CBDC đối với tính bao trùm tài chính. CBDC có thể giúp cải thiện tiếp cận dịch vụ tài chính cho những người không có tài khoản ngân hàng, tăng hiệu quả giao dịch và thúc đẩy giáo dục tài chính. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý các vấn đề về an ninh mạng, quyền riêng tư và bất bình đẳng có thể nảy sinh. Để tối đa hóa lợi ích của CBDC, cần có sự phối hợp giữa các bên liên quan như chính phủ, ngân hàng trung ương, doanh nghiệp công nghệ và tổ chức phi chính phủ. CBDC mang đến cơ hội lớn cho bao trùm tài chính nếu được triển khai một cách thận trọng.

36 Điều kiện phát hành tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và một số đề xuất, kiến nghị / Nguyễn Thị Hải Bình, Vũ Văn Hoản, Lê Hồng Vân // .- 2023 .- Số 15 .- .- 332.12

Trong những năm qua, tiền kỹ thuật số trên thế giới đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu và thu hút sự chú ý đặc biệt của ngân hàng trung ương (NHTW) các nước. Trong bối cảnh đó, các NHTW trên thế giới đang dành nhiều sự quan tâm cho việc nghiên cứu và triển khai phát hành các loại tiền kỹ thuật số quốc gia của riêng họ (CBDC). Hầu hết các NHTW đều đã và đang tìm hiểu về CBDC, trong đó chú trọng đến việc nghiên cứu kỹ các điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến khả năng phát hành như khung pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ, quản lý giám sát,... để đảm bảo CBDC khi được phát hành có thể hòa chung vào dòng chảy tài chính mà không gặp sự cố đáng kể nào. Là một nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế - tài chính toàn cầu, Việt Nam cũng không thể đứng ngoài sự vận động chung của thế giới. Chính vì vậy, những nghiên cứu bước đầu về các điều kiện tiên quyết để phát hành CBDC sẽ tạo nền tảng quan trọng cho cách tiếp cận và các bước đi tiếp theo của Việt Nam đối với đồng tiền hết sức mới mẻ này.

37 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính / Đỗ Thị Vân Dung // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 641 - Tháng 08 .- Tr. 37-39 .- 658

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính đang tác động sâu sắc tới thị trường lao động, với sự thay đổi cấu trúc số lượng công việc, gia tăng yêu cầu và kỹ năng liên quan tới công nghệ tài chính. Những thay đổi này làm gia tăng khoảng cách cung - cầu lao động nếu không có những ứng phó kịp thời. Để phát triển nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chương trình hỗ trợ tài chính và gia tăng khả năng tiếp cận các khóa học, đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động. Tại Việt Nam, một số giải pháp đã được thực hiện nhưng cần các sáng kiến và biện pháp đồng bộ, quyết liệt hơn.

38 Đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số / Lê Xuân Hương // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 59-61 .- 332.04

Đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử trong bối cảnh chuyển đổi số là vấn đề hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi vấn đề an ninh mạng, bảo mật đang trở thành thách thức to lớn đối với lĩnh vực ngân hàng. Bài viết đánh giá về thực trạng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số.

39 Bàn thêm về phát triển thị trường công nghệ tài chính tại Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Huyền // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 75-77 .- 332

Tại Việt Nam, dù mới chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây nhưng công nghệ tài chính (Fintech) đề ra đang phát triển mạnh mẽ và được các nhà đầu tư đánh giá có triển vọng trở thành một trong những thị trường Fintech tăng trưởng nhanh nhất khu vực trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những triển vọng rộng mở, thị trường Fintech Việt Nam cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bài viết đề cập đến Fintech từ lý thuyết đến thực tiễn tại Việt Nam, nhìn nhận các thách thức, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển Fintech trong thời gian tới.

40 Hoàn thiên công tác kiểm tra văn bản lĩnh vực tài chính / Nguyễn Thị Quỳnh Chi // Tài chính - Kỳ 2 .- 2023 .- Số 08(807) .- Tr. 24-27 .- 332

Công tác kiểm tra văn bản là một trong những hoạt động nhằm kịp thời phát hiện, những văn bản về tài chính có chưa phù hợp với quy định pháp luật, mẫu thuẫn, chồng chéo, từ đó có giải pháp xử lý góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật về tài chính nói riêng. Công tác này trong thời gian qua đã được Bộ Tài chính quyết liệt triển khai và đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật tài chính.