CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tham nhũng

  • Duyệt theo:
1 Phòng, chống tham nhũng : một số vấn đề lý luận và thực tiễn tại bộ ngoại giao / Nguyễn Xuân Ánh // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 219 - 242 .- 327

Tham nhũng là vấn nạn toàn cầu, xuất hiện ở mọi quốc gia, vùng lãnh thổ, mọi chế độ chính trị, trình độ phát triển. Tham nhũng được coi là một trong những trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Vấn đề tham nhũng luôn được các quốc gia, các diễn đàn khu vực, quốc tế quan tâm, nghiên cứu và đề xuất, thực thi các biện pháp phòng, chống. Công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị. Việc đẩy mạnh công tác này với phương châm “không có ngoại lệ, không có vùng cấm” thời gian qua đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Bộ Ngoại giao luôn quan tâm, thống nhất từ nhận thức đến hành động, dành nguồn lực cần thiết cho công tác phòng, chống tham nhũng.

2 Vai trò tiềm năng của kiểm toán trong phát hiện tham nhũng / Đặng Anh Tuấn // .- 2023 .- Số 242 - Tháng 11 .- Tr. 19-26 .- 657

Bài viết khám phá một cách có hệ thống tiềm năng của kiểm toán trong việc phát hiện tham nhũng. Kết quả đánh giá các nghiên cứu trước liên quan chỉ ra rằng, tham nhũng cũng tạo ra sai sót trong BCTC của tổ chức tham nhũng.

3 Tham nhũng trên thế giới trong lĩnh vực xây dựng và biện pháp ngăn ngừa / Nguyễn Ngọc Khánh Dung // .- 2023 .- Số 813 - Tháng 11 .- Tr. 137- 142 .- 332

Tham nhũng trong lĩnh vực xây dựng có tác động nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Bài viết này nhằm mục đích hệ thống hoá những hình thức tham nhũng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, hậu quả và một số chiến lược tiếp cận để ngăn ngừa tham nhũng trong lĩnh vực này. Kết quả tổng kết các phát hiện từ các nghiên cứu trước liên quan xác định được 12 hình thức tham nhũng phổ biến được ghi nhận trong lĩnh vực xây dựng. Thực tế cho thấy, các hình thức tham nhũng có tác động tiêu cực ở các cấp độ khác nhau từ vi mô, trung bình đến vĩ mô. Để giảm tối đa tham nhũng thì cần kết hợp chiến lược tiếp cận dựa trên bốn trụ cột là cơ chế minh bạch, quy tắc đạo đức, quản trị dự án, kiểm toán và công nghệ thông tin.

4 Kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật / Hàn Mạnh Thắng // .- 2023 .- Số 8(480) .- Tr. 14-20 .- 340

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều chủ thể trong bộ máy nhà nước có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ban hành văn bản quy phạm pháp luật với hình thức, tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nội dung, giá trị pháp lý khác nhau. Mỗi hình thức văn bản phải thực hiện theo một trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành nhất định. Vấn đề kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật cần được quan tâm nghiên cứu đảm bảo quyền lực nhà nước được kiểm soát hiệu quả, cơ chế kiểm soát quyền lực từng bước hoàn thiện, phù hợp với chủ trương của Đảng, tuân thủ những nguyên tắc nhất định và phải có giải pháp đồng bộ.

5 Thực hành quản trị nhà nước tốt để phòng, chống tham nhũng / Nguyễn Quang Thành // .- 2023 .- Số 6 .- Tr. 17-21 .- 340

Thực hành quản trị nhà nước tốt là một trong những xu thế phổ biến và tất yếu trong xã hội đương đại, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quá trình vận hành bộ máy nhà nước và đội ngũ thực thi công vụ. Đặc biệt, các nguyên tắc của quản trị nhà nước tốt còn có liên hệ mật thiết với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân hiện nay. Bài viết làm rõ bản chất của tham nhũng, vai trò của thực hành quản trị nhà nước tốt trong mối liên hệ với phòng, chống tham nhũng. Từ đó đề xuất, kiến nghị một số nội dung có liên quan.

6 Phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước và phòng chống tham nhũng / Nguyễn Đăng Dung // .- 2023 .- Số 6 - Tháng 6 .- Tr. 11-16 .- 340

Phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước là quy luật khách quan, cơ sở cho việc phòng chống tham nhũng và phải được quy định trong hiến pháp của mỗi quốc gia. Bài viết phân tích cơ sở lý luận của mối quan hệ này và những biểu hiện qua các quy định hiến pháp của một số quốc gia phát triển và của Việt Nam.

7 Hoàn thiện chế định xử lý tài sản tham nhũng theo luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 / Nguyễn Thái Cường, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Đặng Quang Huy // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05(477) .- Tr. 38 – 43 .- 340

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta thời gian qua cho thấy, bên cạnh việc phòng, chống hay xử lý chủ thể có hành vi tham nhũng thì các quy định của pháp luật về xử lý phần tài sản do hành vi tham nhũng gây ra cũng cần được hoàn thiện. Trong bài viết này, nhóm tác giả tập trung phân tích những quy định về tài sản tham nhũng và xử lý tài sản tham nhũng của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 và đề xuất giải pháp hoàn thiện chế định này.

8 Tham nhũng và kinh tế phi chính thức : bằng chứng tại Việt Nam / Hoàng Thụy Tố Quyên, Trần Phạm Khánh Toàn // Nghiên cứu kinh tế .- 2023 .- Số 2(537) .- Tr. 20-29 .- 330

Nghiên cứu cho thấy, tồn tại hiện tượng đồng liên kết trong dài hạn giữa các biến và tác động của tham nhũng đến quy mô kinh tế phi chính thức là tích cực và có ý nghĩa thống kê. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các hàm ý chính sách được đề xuất nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng để từ đó thu hẹp quy mô kinh tế phi chính thức.

9 Địa vị công dân trong phòng, chống tham nhũng / Đặng Thị Mỹ Hạnh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 13 (461) .- Tr.3- 8 .- 340

Mức độ tham gia của công dân trong hoạt động phòng, chống tham nhũng là khác nhau ở mỗi quốc gia. Trong phạm vi bài viết này, tác giả nghiên cứu một số lý thuyết, cách tiếp cận về vai trò, địa vị pháp lý của công dân trong phòng, chống tham nhũng; và đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam.

10 Vận động hành lang và phòng, chống tham nhũng / Phạm Thị Duyên Thảo // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 09 (457) .- Tr. 9 - 16 .- 340

Vận động hành lang và phòng, chống tham nhũng luôn có mối quan hệ biện chứng. Mức độ và tỷ lệ tương tác của chúng ra sao ở mỗi quốc gia phụ thuộc quyết định vào pháp luật. Pháp luật phải được xem là giải pháp tối ưu để mọi khía cạnh của vận động hành lang và phòng, chống tham nhũng đi đúng quỹ đạo của nó. Pháp luật cũng tạo khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho sự tham gia, giúp các nhà hoạch định chính sách dễ dàng tiếp nhận ý kiến đóng góp.