CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tham nhũng

  • Duyệt theo:
21 Khởi kiện dân sự để thu hồi tài sản tham nhũng – kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho Việt Nam / Nguyễn Hà Thanh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.59 – 64 .- 340

Thu hồi tài sản tham nhũng đã và đang trở thành nội dung được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm. Tuy nhiên, thu hồi tài sản tham nhũng trên thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 của Chính phủ đánh giá “tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng có tiến bộ đáng kể nhưng còn thấp hơn nhiều giá trị tài sản bị chiếm đoạt, gây thiệt hại”[1]. Để tăng cường hiệu quả của công tác thu hồi tài sản tham nhũng, bài viết này trình bày phương thức thu hồi tài sản dựa trên quy trình khởi kiện dân sự theo kinh nghiệm quốc tế và đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam.

22 Phòng, chống tham nhũng vặt trên thế giới và những kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam / Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Thùy Dương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 08 (408) .- Tr. 19 – 25 .- 340

Những hành vi tham nhũng liên quan đến những khoản chi phí nhỏ hay còn được gọi là tham nhũng vặt tuy ít được chú ý nhưng lại có thể gây ra những hậu quả lâu dài và nghiêm trọng trên thực tế vì đây là dạng tham nhũng xảy ra tương đối phổ biến, đặc biệt là ở những nền kinh tế quá độ và đang phát triển. Trong phạm vi bào viết này, các tác giả đã trình bày khái quát về tham nhũng vặt, tác động tiêu cực của tham nhũng vặt; phòng, chống tham nhũng vặt trên thế giới; và rút ra những kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam.

23 Chống tham nhũng: Từ nghiên cứu tình huống thực tế đến chọn lựa các giải pháp / Nguyễn Minh Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 23 (399) .- Tr. 56 – 64 .- 340

Chống tham nhũng trước tiên cần phải có cơ chế minh bạch, giải trình, có giới hạn và kiểm soát quyền lực, xây dựng một nền văn hóa liêm chính. Đồng thời, cần phải có cơ chế bảo vệ người đưa ra bằng chứng về việc tham nhũng và có sự giải thích rõ về yếu tố “trục lợi”, xác định rõ và giám sát việc tuân theo các chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong quản lý tài sản công, cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán qua ngân hàng, phù hợp với bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện nay.

24 Công tác phòng, chống tham nhũng của lãnh đạo huyện ủy Mê Linh, thành phố Hà Nội / Lê Thị Dung // .- 2019 .- Số 10 .- Tr. 161-165 .- 658

Công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp và lâu dài. Trong đó, sự lãnh đạo của Đảng luôn đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại của cuộc chiến “chống giặc nội xâm". Bài viết phân tích công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Lãnh đạo huyện ủy Mê Linh, thành phố Hà Nội.

25 Phân tách bất bình đẳng hạnh phúc bằng hồi quy: Bằng chứng thực nghiệm mới từ 126 quốc gia / Trần Quang Tuyến // Kinh tế & phát triển .- 2017 .- Số 239 .- Tr. 2-9 .- 658

Sử dụng dữ liệu về hạnh phúc từ 126 nước trong giai đoạn 2009-2016, nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tách bất bình đẳng bằng hồi quy để xem xét đóng góp của các nhân tố tới bất bình đẳng hạnh phúc trên thế giới. Kết quả cho thấy mô hình phân tích giải thích được khoảng 70 phần trăm biến động của bất bình đẳng hạnh phúc trong thời gian nên trên. Trong đó, mức thu nhập bình quân đầu người có đóng góp nhiều nhất, chiếm tới 40 phần trăm tổng bất bình đẳng. Các nhân tố xã hội khác như hỗ trợ xã hội (khả năng nhận hỗ trợ từ bạn bè hay người thân khi gặp khó khăn), mức độ tự do lựa chọn cuộc sống và sự hào phóng (cho tiền từ thiện) lần lượt đóng góp khoảng 17 phần trăm, 8 phần trăm và 3 phần trăm tới tổng bất bình đẳng hạnh phúc. Tham nhũng và bất bình đẳng thu nhập cũng có đóng góp nhỏ tới bất bình đẳng hạnh phúc (4 phần trăm và 2 phần trăm). Bài viết đưa ra hàm ý chính sách góp phần gia tăng hạnh phúc cho các nước ít hạnh phúc hơn và qua đó giảm thiểu bất bình đẳng về hạnh phúc giữa các nước trên thế giới.

26 Kinh nghiệm chủ yếu trong trị Đảng nghiêm minh toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời đại mới – Nhìn từ góc độ chống tham nhũng / Hồng Hiểu Nam // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2019 .- Số 7 (215) .- Tr. 3 - 9 .- 327

Trình bày 6 kinh nghiệm quan trọng sau: kiên trì sự thống nhất giữa xây dựng Đảng bằng tư tưởng và xây dựng Đảng bằng chế độ; kiên trì sự thống nhất giữa dẫn dắt sứ mệnh và định hướng vấn đề; kiên trì sự thống nhất giữa nắm “thiểu số then chốt” và quản “tuyệt đại đa số”; kiên trì sự thống nhất giữa thi hành quyền lực và gánh vác trách nhiệm; kiên trì sự thống nhất giữa quản lý chặt chẽ và quan tâm tin tưởng; kiên trì sự thống nhất giữa giám sát trong Đảng và giám sát của quần chúng.

27 Bình luận về tội tham ô tài sản / Đỗ Đức Hồng Hà // .- 2018 .- Số 5 .- Tr. 42-49 .- 340

Bình luận về Tội tam ô tài sản được quy định tại Điều 353 BLHS năm 2015.

29 Ảnh hưởng của tham nhũng đến thu hút dòng vốn FDI ở các nước Châu Á / Lê Thị Phương Vy, Lê Văn Hòa, Đặng Văn Cường // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 252 tháng 06 .- Tr. 11-21 .- 332.1

Bài nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của tham nhũng và chênh lệch tham nhũng đến việc thu hút dòng vốn FDI của 31 nước Châu Á từ 2005 – 2014. Bài viết đã sử dụng các phương pháp ước lượng dành cho dữ liệu bảng như là POLS, FEM, REM. Bên cạnh đó, bài viết cũng sử dụng phương pháp ước lượng GMM để kiểm tra tính vững của mô hình. Kết quả thực nghiệm cho thấy tham nhũng gây cản trở tới việc thu hút dòng vốn FDI. Hơn nữa, đối với các nước tiếp nhận vốn FDI nếu có mức độ tham nhũng cao hơn so với các nước đầu tư sẽ dẫn đến dòng vốn FDI giảm xuống, tuy nhiên, kết quả thực nghiệm cũng chưa cung cấp minh chứng rõ ràng về việc khi tham nhũng ở nước tiếp nhận thấp hơn nước đầu tư thì dòng vốn FDI vào sẽ tăng lên hay không.

30 Hiệu quả điều hành của chính phủ, kiểm soát tham nhũng và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài: Bằng chứng thực nghiệm từ các nước Asean / Cảnh Chí Hoàng, Bùi Hoàng Ngọc // Kinh tế & phát triển .- 2018 .- Số 251 tháng 05 .- Tr. 83-91 .- 658

Các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa hiệu quả điều hành của Chính phủ, tham nhũng và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nhiều kết luận không tương đồng. Một số nghiên cứu tìm thấy tác động, một số nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ. Nghiên cứu này ứng dụng phương pháp hồi quy không gian, sử dụng dữ liệu dạng bảng động trong 12 năm từ 2005-2016 của 11 nước ASEAN để kiểm định tác động của hiệu quả điều hành của Chính phủ, kiểm soát tham nhũng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài viết tìm thấy bằng chứng thống kê mạnh là kiểm soát tham nhũng và hiệu quả hoạt động của Chính phủ sẽ giúp tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữa các nước ASEAN có tồn tại hiệu ứng lan tỏa chính sách kinh tế. Từ đó bài viết đề xuất một số hàm ý chính sách phù hợp với điều kiện thực tế cho Việt Nam.