CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Tham nhũng

  • Duyệt theo:
11 Vai trò của pháp luật về vận động hành lang trong phòng, chống tham nhũng / Đặng Minh Tuấn // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 07 (455) .- Tr.3- 7 .- 340

Vận động hành lang là một vấn đề mới trong thực tiễn lập pháp ở nước ta. Mặc dù có một số văn bản đề cập đén những khía cạnh liên quan đến vấn đề này, nhưng vận động hành lang vẫn chưa được pháp luật ghi nhận chính thức và đầy đủ. Những người phản đối vận động hành lang thường lo lắng những tác động tiêu cực của vận động hành lang, đặc biệt là nguy cơ, tủi ro của vận động hành lang dẫn đến hành vi tham nhũng, hối lộ chính sách. Tuy vậy, nguy cơ, tác động tiêu cực của vận động hành lang là hiện hữu và càng nguy hại nếu thiếu sự kiểm soát, quản lý bằng một khuôn khổ pháp luật chặt chẽ và đầy đủ.

12 Giáo dục liêm chính, nhận thức liêm chính và đưa hối lộ ở thanh niên Việt Nam / Lê Quang Cảnh // .- 2022 .- Số 299 .- Tr. 44-53 .- 332.1

Bài viết này nghiên cứu tác động của giáo dục liêm chinh và nhận thức liêm chính tới đưa hối lộ của thanh niên dựa trên số liệu Khảo sát Liêm chính trong Thanh niên và Khảo sát Hiệu quả Quản trị Hành chính công Cấp tỉnh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy (i) thanh niên tham gia giáo dục liêm chính có nhận thức liêm chính tốt hơn gắn với xác suất đưa hối lộ cao hơn; (ii) thanh niên có ý định hành vi liêm chính có xác suất đưa hối lộ thấp hơn; (iii) tác động của giáo dục liêm chính tới xác suất đưa hối lộ của thanh niên giảm đi ở các tỉnh có chỉ số kiểm soát tham nhũng tốt hơn. Kết quả này ngụ ý rằng tồn tại khoảng cách từ giáo dục liêm chính, nhận thức liêm chính tới hành vi tham nhũng của thanh niên. Đồng thời, chúng cung cấp bằng chứng cho thiết kế chương trình giáo dục liêm chính và chính sách phòng chống tham nhũng trong thanh niên Việt Nam.

13 Cần có những giải pháp đồng bộ để thu hồi tài sản tham nhũng đạt hiệu quả cao / Đặng Văn Cường // Luật học .- 2021 .- Số 8 .- Tr.56 - 59 .- 345.597002632

Thu hồi tài sản do phạm tội mà có ở Việt Nam hiện nay là câu chuyện khá phức tạp, khó khăn. Nhiều tội phạm tham nhũng gây thiệt hại rất lớn cho Nhà nước và xã hội. Tuy nhiên, việc thu hồi tài sản tham nhũng hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, vậy nguyên nhân vì sao và các giải pháp như thế nào để việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt hiệu quả trong thời gian tới?

14 Kế toán, Kiểm toán trong cuộc chiến chống tham nhũng giữa đại dịch Covid-19 / Đặng Văn Thanh // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 3 .- Tr. 2-4 .- 657

Đại dịch Covid-19 đã diễn ra hơn một năm, vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó lường. Tất cả các Chính phủ đang rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng này và nhu cầu hành động nhanh chóng đã đặt ra thách thức cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, hầu hết các Chính phủ sẽ sớm phải đối mặt với những thách thức không thể tránh khỏi xung quanh vấn đề tài chính khu vực công trong và sau cuộc khủng hoảng. Các Chính phủ rất cần chi tiêu nhiều hơn để cứu mạng sống và cứu sinh kế cho nhân dân. nhưng khi chi tiêu cần đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của Chính phủ, hạn chế tối đa những gian lận.

15 Sự phụ thuộc không gian của tham nhũng : Nghiên cứu thực nghiệm từ địa phương cấp tỉnh ở Việt Nam / Đặng Trung Chính, Lê Quang Cảnh, Nguyễn Hoàng Minh // Kinh tế & phát triển .- 2021 .- Số 286 .- Tr. 14-23 .- 332.1

Sự phụ thuộc không gian của tham nhũng là một vấn đề đang được tập trung nghiên cứu trong những năm gần đây, nhưng kết quả còn chưa thống nhất. Bài viết này sử dụng mô hình hồi quy kinh tế lượng không gian với số liệu mảng nhằm tìm hiểu sự phụ thuộc và yếu tố giải thích cho sự phụ thuộc không gian của tham nhũng giữa các địa phương ở Việt Nam. Sử dụng số liệu từ khảo sát Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Tổng cục Thống kê, kết quả nghiên cứu khẳng định có sự phụ thuộc không gian của tham nhũng giữa các địa phương, và nó được giải thích thông thông qua sự di chuyển con người, luân chuyển hàng hóa giữa các địa phương và minh bạch. Phát hiện này bổ sung thêm hiểu biết về sự phụ thuộc không gian của tham nhũng, đồng thời cung cấp bằng chứng thực nghiệm mới nhằm đề xuất chính sách phòng chống tham nhũng ở Việt Nam.

16 Thu hồi tài sản tham nhũng ở Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và một số kiến nghị / Trần Quốc Minh, Nguyễn Thị Thu Hằng // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2020 .- Số 07(137) .- Tr.72 – 82 .- 340

Bài viết tập trung nghiên cứu, phân tích cơ chế thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ ra những bất cập hạn chế trong cơ chế thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Bài viết cũng phân tích cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng ngoài thủ tục tố tụng hình sự trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả của việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng tại Việt Nam.

17 Phụ thuộc không gian của tham nhũng ở Việt Nam / Lê Quang Cảnh, Đặng Trung Chính // Jabes - Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh châu Á .- 2020 .- Số 3 .- Tr. 23-42 .- 330

Các nghiên cứu về tham nhũng trước đây hầu hết bỏ qua tác động lan truyền không gian của tham nhũng. Bài viết này lập luận rằng có sự phụ thuộc không gian của tham nhũng giữa các địa phương ở Việt Nam. Sử dụng số liệu bảng cân đối ở cấp tỉnh trích từ Khảo sát năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và Tổng cục Thống kê, nghiên cứu này đã kiểm định và kết luận mô hình phụ thuộc không gian Durbin với hiệu ứng cố định là mô hình ước lượng phù hợp. Kết quả ước lượng cho thấy có sự phụ thuộc không gian của tham nhũng giữa các tỉnh ở Việt Nam. Sự ảnh hưởng lan truyền không gian của tham nhũng được giải thích thông qua cơ chế học hỏi từ người di cư, thể chế pháp lý và tính minh bạch trong quản trị địa phương. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này làm cơ sở cho việc đề xuất những chính sách phòng, chống tham nhũng và sự lây lan của tham nhũng ở Việt Nam.

18 Phòng, chống tham nhũng ở Indonesia và những gợi cho Việt Nam / Nguyễn Anh Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 19 (419) .- Tr. 51 – 58 .- 340

Indonesia là quốc gia mà ở đó tình trạng tham nhũng tràn lan kéo dài; công tác phòng chống tham nhũng được triển khai quyết liệt trong suốt 20 năm qua với những bước thăng trầm và mô hình cơ quan phòng, chống tham nhũng độc lập gây nhiều tranh luận, cả trên lý thuyết và thực tiễn. Bài viết phân tích công tác phòng, chống tham nhũng ở Indonesia và rút ra một số gợi mở cho công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.

19 Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành hỏi cung bị can trong vụ án tham nhũng / Lê Quang Thắng, Trần Việt // Nghề luật .- 2020 .- Số 9 .- Tr.48 – 51 .- 340

Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra được sử dụng phổ biến trong quá trình điều tra các vụ án nói chung, điều tra các vụ án về tham nhũng nói riêng. Việc nghiên cứu, triển khai thực hiện tốt biện pháp này giúp lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu nhanh chóng làm rõ hành vi phạm tội của các đối tượng, sáng tỏ bản chất của vụ án. Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích một số hạn chế trong quá trình tiến hành hoạt động hỏi cung bị can trong điều tra tội phạm tham nhũng của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu. Trên cơ sở đó chỉ rõ nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới.

20 Hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự tham nhũng – kinh tế / Lương Khải Ân // Luật sư Việt Nam .- 2020 .- Số 5 .- Tr. 8 – 12 .- 340

Thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng – kinh tế luôn là vấn đề khó khăn đối với các cơ quan tư pháp – trực tiếp tham gia giải quyết, thực hiện các quyền ưu tiên được pháp luật trao cho để thực thi trách nhiệm này. Đặc biệt trong bối cảnh tội phạm lợi dụng quyền tự do kinh doanh, luân chuyển, che giấu tài sản liên quan tội phạm, thì việc nghiên cứu và có giải pháp thiết thực để bảo đảm thu hồi trên thực tế là mục tiêu hàng đầu hiện nay. Nghiên cứu còn chỉ ra những vấn đề pháp lý phát sinh, cần quy định đầy đủ hơn, để bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba ngay tình trong lĩnh vực kinh doanh – thương mại vốn dĩ quy định này vẫn còn mờ nhạt, nhiều mâu thuẫn.