CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
591 COP26 và đóng góp của Việt Nam cho mục tiêu toàn cầu / GS. Trần Thục // .- 2021 .- Số 12(753) .- Tr. 18-20 .- 363

Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP26) được tổ chức từ ngày 31/10 đến 13/11/2021 tại Glasgow, Vương quốc Anh. Trong 14 ngày diễn ra hội nghị, COP26 đã tập trung vào các vấn đề: tài chính dành cho thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu, khung hành động giảm thiểu rủi ro để giúp các quốc gia xây dựng chiến lược giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu. Việt Nam đã tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lánh đạo về rừng và sử dụng đất, cam kết giảm phát thải mê-tan toàn cầu, tuyên bố toàn cầu về chuyển dịch từ than sang năng lượng sạch, ý đinh thư với Tổ chức Emergent trong khuôn khổ Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF).

592 Công nghệ tiếp nhận kín HHECO trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam / Phùng Văn Huy, Lê Xuân Quế // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 44-46 .- 363

Trình bày công nghệ tiếp nhận kín HHECO trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam. Trung bình mỗi năm Việt Nam cần xử lý lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) lên tới 20 triệu tấn. Song khoảng 90% lượng rác thải này chỉ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, gây ra nhiều hệ lụy như: quỹ đất làm bãi xử lý rác cạn kiệt; nước rỉ rác, mùi hôi nồng nặc khá phổ biến và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của cư dân ở những địa phương có bãi chôn lấp rác… khiến việc xử lý CTRSH thực sự trở thành vấn đề “nóng”. Công nghệ xử lý CTRSH mới xử lý triệt để hơn, tỷ lệ tái chế vượt trội, tối thiểu chôn lấp và hoàn toàn không gây ô nhiễm thứ cấp, tiếp nhận kín và xử lý kín thành các nguyên liệu để tái chế - thu hồi.

593 Nghiên cứu sử dụng nước thải biogas trong trồng cà chua / // .- 2021 .- Số 6(747) .- Tr. 47-49 .- 363

Giới thiệu kết quả nghiên cứu sử dụng nước thải hầm khí sinh học (biogas) trong trồng cà chua. Kết quả cho thấy, việc thay thế một phần phân bón vô cơ bằng nước thải biogas không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính, năng suất và chất lượng của cây cà chua. Đây là cơ sở để đánh giá việc sử dụng nước thải biogas cho các loại cây trồng khác nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng cường tái tuần hoàn dinh dưỡng trong nông nghiệp, góp phần phát triển bền vững.

594 Yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh Streptococcosis ở các rô phi (Oreochromis sp.) nuôi nước ngọt / Trương Thị Mỹ Hạnh, Phan Thị Vân, Lê Thị Mây, Nguyễn Hữu Nghĩa, Võ Văn Nha, Nguyễn Đình Xuân Qúy, Đặng Thị Lụa // .- 2021 .- Số 7(Tập 63) .- Tr. 42-47 .- 570

Nhằm xác định các yếu tố nguy cơ và đánh giá mức độ liên quan đến sự bùng phát bệnh Streptococcosis ở cá rô phi (Oreochromis sp.) nuôi nước ngọt. Phân tích kết quả các yếu tố oxy hòa tan (DO), mật độ Aeromonas spp. và vi khuẩn hiếu khí tổng số cho thấy chúng không có tính tương quan và không phải là yếu tố nguy cơ liên quan đối với bệnh Streptococcosis ở cá rô phi. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để dự báo sớm khả năng xuất hiện bệnh ở cá rô phi và đưa ra các giải pháp phòng, trị bệnh Streptococcosis hiệu quả hơn trong thời gian tới.

595 Xác định các yếu tố điều hòa hoạt động (CRE) của gen RMP1 và RMP2 liên quan đến biểu hiện chuyên biệt ở hạt phấn lúa / Nguyễn Tiến Dũng, Triệu Bích Huệ, Nguyễn Xuân Vũ // .- 2021 .- Số 7(Tập 63) .- Tr. 48-52 .- 570

Trình bày các yếu tố điều hòa hoạt động (CRE) của gen RMP1 và RMP2 liên quan đến biểu hiện chuyên biệt ở hạt phấn lúa. Gen chuyên biệt mô, cơ quan thường được kiểm soát bởi các yếu tố điều hòa hoạt động (Cis Regulator Elements – CRE) nằm trên vùng điều hòa gen (promoter). Ở lúa, promoter chuyên biệt hạt phấn đã được chứng minh có sự tham gia của các CRE đặc hiệu như GTGANTG10, POLIEN1LELAT52… và các mô típ đặc thù khác nhau. Hai gen, RMP1 và RMP2 biểu hiện chuyên biệt ở giai đoạn đầu hình thành hạt phấn lúa. Vùng promoter được phân tích bằng phần mềm NEW PLACE và PlantCARE đã xác định được 80 và 95 CRE nằm trên promoter RMP1 và RMP2.

596 Nghiên cứu tạo nguồn vật liệu khởi đầu trong nhân giống in vitro cây hoa Dạ yến thảo (Petunia hybrida L.) / Nguyễn Tiến Long, Lã Thị Thu Hằng, Trần Thị Trêu Hà, Dương Thanh Thủy, Lê Như Cương // .- 2021 .- Số 7(Tập 63) .- Tr. 53-56 .- 570

Với nghiên cứu tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho nhân giống in vitro cây hoa Dạ yến thảo, nghiên cứu này đã xác định được phương pháp khử trùng và môi trường dinh dưỡng trong các giai đoạn khác nhau: tái sinh chồi, nhân nhanh chồi và các cơ quan sinh dưỡng của cây in vitro sử dụng để nhân danh. Việc ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật để nâng cao hệ số nhân giống, cây giống tạo ra hoàn toàn sạch bệnh, đồng nhất về kiểu hình, ổn định về tính di truyền là hướng đi gần như tất yếu trong nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hiện nay.

597 Ứng dụng vật liệu PVA GEL làm giá có thể xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao / Phan Thế Anh // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 42-43 .- 363

Trình bày ứng dụng vật liệu PVA GEL làm giá có thể xử lý nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao. Để xử lý nước thải chế biến thủy sản (CBTS), các hệ thống thường được thiết kế trên nguyên tắc kết hợp các phương pháp cơ học – hóa lý – vi sinh, với 5 công đoạn quan trọng là tuyển nổi, bể điều hòa, bể sinh học kỵ khí, bể sinh học bùn hoạt tính và bể khử trùng. Vì là hệ nước thải chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy nên phương pháp sinh học được chú ý hơn cả. Phương pháp này sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật, kết hợp với giá thể để tăng hiệu quả phân hủy các chất trong nước hữu cơ gây ô nhiễm.

598 Sản xuất bột nêm từ phụ phẩm chế biến cá ngừ bằng công nghệ sinh học / Bùi Xuân Đông // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 46-47 .- 363

Trình bày ứng dụng sản xuất bột nêm từ phụ phẩm chế biến cá ngừ bằng công nghệ sinh học. Nếu tận dụng tối đa phụ phẩm chế biến cá ngừ sẽ góp phần giảm đáng kể thất thoát nguồn protein có lợi, đồng thời thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới hấp dẫn người tiêu dùng, tạo ra nhu cầu mới trên thị trường, nâng cao giá trị cho ngành chế biến và khai thác cá ngừ. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục phân lập và định danh các đoạn peptide trong FPH bằng phương pháp sắc ký lỏng kết nối khối phổ để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.

599 Sóc Trăng : hoàn thiện quy trình sản xuất chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản / Vũ Thị Hiếu Đông // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 48-50 .- 363

Phân tích quy trình sản xuất chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản ở Sóc Trăng. Dịch bệnh là yếu tố kìm hãm sự phát triển của nuôi trồng thủy sản. Các phương pháp truyền thống không hiệu quả trong việc chống lại các dịch bệnh mới trong hệ thống nuôi công nghiệp. Vì vậy các phương pháp thay thế rất cần được phát triển để duy trì một môi trường lành mạnh trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản, nhờ đó có thể đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi. Việc các nhà khoa học thuộc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN (Sở KH&CN tỉnh Sóc Trăng) nghiên cứu sản xuất thành công chế phẩm sinh học Sta.EM-Pro và Sta.EM-Detox đã góp phần quan trọng nhằm kiểm soát dịch bệnh, tạo ra các sản phẩm sạch, hướng tới một ngành nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.

600 Hồi chuông cảnh báo thế giới về biến đổi khí hậu / Thu Phương // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 52-53 .- 363

Trình bày những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đang diễn ra trên thế giới, những biến đổi do con người gây ra đã và đang ảnh hưởng đến thời tiết, khí hậu của mọi khu vực trên toàn cầu. Nhiều hiện tượng thay đổi chưa từng có và sẽ “không thể đảo ngược” trong nhiều thế kỷ, thậm chí là thiên niên kỷ. Báo cáo chính là hồi chuông báo động khẩn thiết đối với nhân loại về cách con người đối xử với trái đất và tương lai của hành tinh này.