CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
611 An ninh nguồn nước bảo đảm cấp nước an toàn : hướng đến mục tiêu phát triển bền vững / PGS. TS. Nguyễn Hồng Tiến, ThS. Phạm Ngọc Chính // Quy hoạch xây dựng .- 2021 .- Số 112+113 .- Tr. 40-43 .- 628.1

Tổng hợp phân tích những vấn đề về sự bảo đảm số lượng nước; chất lượng nước để phục vụ cho sức khỏe, cho sinh kế, cho hoạt động sản xuất, cho môi trường sinh thái đối với cộng đồng dân cư, đồng thời đảm bảo được bảo vệ trước các loại hình dịch bệnh, thiên tai liên quan từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.

612 Tổng quan hiện trạng đô thị biển Việt Nam & một số quan điểm phát triển / KTS. Phạm Thị Nhâm // Quy hoạch xây dựng .- 2021 .- Số 112+113 .- Tr. 64-73 .- 363

Hình thành các điểm định cư đô thị - nông thôn vùng ven biển; Khái niệm đô thị biển; Vùng đô thị hóa ven biển Việt Nam – tiềm năng chưa sẵn sang; Quỹ đô thị biển – đảo; Quan điểm phát triển đô thị biển trong giai đoạn tới.

613 Hạ tầng thoát nước đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của biến đổi khí hậu / PGS. TS. Nguyễn Hồng Tiến, ThS. Huỳnh Trọng Nhân, ThS. Nguyễn Thị Kim Hoàng // Quy hoạch xây dựng .- 2021 .- Số 112+113 .- Tr. 156-163 .- 363

Khái quát về hệ thống đô thị và phân bố đô thị, những tác động cơ bản của biến đổi khí hậu đến hoạt động thoát nước và chống ngập, khả năng thích ứng của hệ thống thoát nước hiện tại của các đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở kinh nghiệm và bài học trong việc tổ chức triển khai Chương trình thoát nước và chống ngập đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu của GIZ tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp đổi mới quản lý hoạt động thoát nước và chống ngập úng cho các đô thị vùng này.

614 “Khoa học cộng đồng” trong ứng phó khủng hoảng môi trường : cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và triển vọng Việt Nam / Nguyễn Minh Quang, James Borton // .- 2021 .- Số 9(750) .- Tr. 9-12 .- 363

Phân tích “Khoa học cộng đồng” trong ứng phó khủng hoảng môi trường. Khoa học cộng đồng đang là một xu hướng tiếp cận mới, không chỉ với giới khoa học mà còn cần thiết cho chính quyền và cộng đồng địa phương ở những nơi dễ tổn thương bởi biến đổi môi trường. Việt Nam có nhiều lợi thế cho khoa học cộng đồng phát triển như hạ tầng số và tỷ lệ tiếp cận internet của người dân cao. Cơ cấu dân số trẻ, lực lượng nhà khoa học trẻ và sự tham gia của các nguồn lực phi chính phủ cũng là những cơ sở đảm bảo cho sự phát triển kho học cộng đồng.

615 Đa dạng thực vật cho lâm sản ngoài gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị / Lê Tuấn Anh, Trần Thị Hân, Phạm Thị Thúy Hoài, Hà Văn Bắc // .- 2021 .- Số 5(Tập 63) .- Tr. 51-54 .- 363

Phân tích sự đa dạng thực vật cho lâm sản ngoài gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Kết quả là cơ sở để Khu bảo tồn quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên thực vật cho lâm sản ngoài gỗ tại khu vực nghiên cứu. Đặc biệt, theo quy định mới, tát cả các loài lan đều thuộc phạm vi cấm khai thác, có 8 loài lan thuộc danh lục này được ghi nhận tại Đakrông. Số lượng nhiều các loài cây nguy cấp và quý hiếm trong danh lục cây lâm sản ngoài gỗ là tiềm năng của Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, nhưng cũng chính là những thách thức đối với các nhà quản lý. Cần có chế tài phù hợp để thực hiện tốt Nghị định này, bảo tồn được các loài lan rừng.

616 Nghiên cứu tối ưu hóa công nghệ sấy cá lóc Channa maculata bằng phương pháp sấy phối hợp bơm nhiệt và bức xạ hồng ngoại / Lê Thị Hồng Ánh, Dương Hồng Quân, Bùi Huy Chích, Hoàng Ngọc Cương, Lâm Thế Hải, Trần Quốc Đảm, Đặng Xuân Cường, Nguyễn Thị Thảo Minh, Lê Hoàng Phượng, Đặng Văn Hải, Hoàng Thái Hà // .- 2021 .- Số 5(Tập 63) .- Tr. 55-59 .- 363

Trình bày về điều kiện sấy bức xạ hồng ngoại kết hợp bơm nhiệt trên đối tượng cá lóc dựa theo mô hình thực nghiệm đa nhân tố bậc 1 của Box-Wilson. Cá lóc sấy phối hợp đối lưu và bức xạ hồng ngoại đảm bảo được chất lượng cảm quan, các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh tốt hơn so với cá lóc sấy bằng phương pháp khác nhau. Hơn nữa, công nghệ sấy phối hợp đối lưu và bức xạ hồng ngoại hoàn toàn có thể triển khai ở điều kiện Việt Nam. Sấy phối hợp đối lưu và bức xạ hồng ngoại sẽ là công nghệ sấy được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực công nghệ sau thu hoạch, góp phần đảm bảo chất lượng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.

617 Chuyển đổi cấu trúc microRNA vào cây đậu nành (Glycine max (L.) Merr.) hạn chế sự ký sinh của tuyến trùng Meloidogyne incognita / Nguyễn Vũ Phong, Hà Thị Trúc Mai, Đặng Lê Trâm, Nguyễn Thế Phương, Nguyễn Thị Ngọc Loan // .- 2021 .- Số 5(Tập 63) .- Tr. 60-64 .- 363

Trình bày chuyển đổi cấu trúc microRNA vào cây đậu nành (Glycine max (L.) Merr.) hạn chế sự ký sinh của tuyến trùng Meloidogyne incognita. Effector là các protein được tuyến trùng tiết vào trong tế bào thực vật, tạo thuận lợi cho quá trình ký sinh cây chủ. Bất hoạt các gene mã hóa effector này có thể làm giảm khả năng ký sinh của tuyến trùng và giúp hạn chế tác hại do tuyến trùng gây ra. Dựa vào trình tự gene Minc14137, cấu trúc amiRNA có khả năng bất hoạt sự biểu hiện của gene này đã được tổng hợp và biến nạp thành công vào vi khuẩn A. tumefaciens LBA4404 để tạo cây đậu nành biến đổi gene. Thời gian đồng nuôi cấy 6 ngày giúp tăng số mẫu tạo chồi sau lây nhiễm và hiệu quả chuyển nạp gene so với thời gian nuôi cấy 4 ngày. Cần tiếp tục cải tiến quy trình chuyển gene và tạo cây đậu nành, sau đó thực hiện khảo sát thực tế với tuyến trùng M. incognita nhằm làm sáng tỏ vai trò của effector MINC14137.

618 Ứng dụng của vi nấm trong thực phẩm / Lê Minh Nguyệt // .- 2021 .- Số 5(746) .- Tr. 44-46 .- 363

Trình bày ứng dụng của vi nấm trong thực phẩm. Vi nấm (hay còn gọi là nấm sợi) rất phổ biến trong tự nhiên, tồn tại trên nhiều loại cơ chất như thực phẩm, quần áo, dụng cụ và đặc biệt có nhiều trong đất. Với nhiều khả năng như sinh tổng hợp enzym, các axit béo, tạo ra các axit hữu cơ…, vi nấm có vai trò ngày càng quan trọng công nghiệp thực phẩm nói riêng, trong chuyển hóa tự nhiên nói chung. Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngày càng có nhiều ứng dụng của vi nấm được đưa vào sử dụng.

619 Enzyme công nghiệp trong thế kỷ XXI* / Phạm Thị Huế, Phạm Thị Lan Anh, Phan Văn Chi, Lê Thị Bích Thảo // Khoa học và Công nghệ Việt Nam A .- 2021 .- Số 5(746) .- Tr. 57-60 .- 363

Trình bày sự phát triển ngành công nghiệp enzyme trong nhiều thập kỷ qua do nhu cầu ngày càng tăng về các công nghệ xanh và sạch hơn để bảo vệ môi trường. Enzyme có bản chất là các phân tử protein, có chức năng như các chất xúc tác hiệu quả làm tăng tốc độ phản ứng của các quá trình sinh hóa. Enzyme đã được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và trở thành một phần không thể thiếu của các ngành công nghiệp khác nhau như thực phẩm và đồ uống, chất tẩy rửa, thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu sinh học… Sự ra đời của kỹ thuật di truyền, công nghệ DNA tái tổ hợp, kỹ thuật protein đã tạo nên bước đột phá trong sản xuất enzyme. Tất cả đã làm cho việc sản xuất enzyme trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn so với việc sử dụng công nghệ sản xuất enzyme truyền thống.

620 Mặt đường hấp thụ khí thải và đề xuất áp dụng tại Việt Nam / Nguyễn Văn Nam, Vũ Đức Sỹ, Phạm Huy Khang // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 6(Tập 63) .- Tr. 33-36 .- 363

Trình bày các kết quả nghiên cứu cho loại mặt đường bê tông nhựa hấp thụ khí thải được thực hiện trong điều kiện thực tiễn để đưa ra các đề xuất và kiến nghị trong việc áp dụng loại mặt đường này tại Việt Nam. Vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải của phương tiện giao thông gây ra đang là một vấn đề nóng và cấp thiết, cần phải giải quyết tại các thành phố lớn của nước ta. Mặt đường hấp thụ khí thải có sử dụng phụ gia là chất xúc tác quang hóa Titan dioxit (TiO2) đang nghiên cứu và áp dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, đến nay loại mặt đường này vẫn chưa được nghiên cứu và áp dụng tại Việt Nam.