CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Môi trường & Khoa học Tự nhiên

  • Duyệt theo:
31 Nghiên cứu khả năng xử lý, thu hồi một số kim loại trong tấm pin mặt trời thải / Dương Văn Nam, Phạm Thị Hải Thịnh, Phan Văn Trường, Lê Thị Hải Ninh // .- 2023 .- Số 23 (421) - Tháng 12 .- Tr. 48-50 .- 363

Nghiên cứu thực hiện bằng cách thay đổi nồng độ HNO3, thời gian hòa tách, nhiệt độ hòa tách và tỷ lệ giữa chất rắn/ chất lỏng để tìm ra được điều kiện thực nghiệm tối ưu. Diều kiện tối ưu để đạt được hiệu suất thu hồi Ag, Pb và Cu là: nồng độ HNO3 5M, thời gian hòa tách 180 phút, nhiệt độ hòa tách 60oC, tỷ lệ giữa chất rắn/ chất lỏng là 1/30 (g/ml).

32 Ứng dụng kỹ thuật CFP trong phân nhóm tài nguyên phục vụ với cách tiếp cận bằng giải thuật di truyền / Hoàng Thị Kiều Anh, Khưu Minh Cảnh // .- 2023 .- Số 23 (421) - Tháng 12 .- Tr. 51-53 .- 363

Trình bày ứng dụng về kỹ thuật CFP trong phân nhóm tài nguyên phục vụ cách tiếp cận bằng giải thuật di truyền và kết quả thử nghiệm dựa trên dữ liệu mẫu về định hướng sử dụng vỉa hè.

33 Nguồn nước và vấn đề an ninh nguồn nước ở Việt Nam / Lê Anh Tuấn // .- 2023 .- Số 24 (422) - Tháng 12 .- Tr. 19-20 .- 363

Khái quát chung về vấn đề an ninh nguồn nước. Đưa ra chiến lược và chính sách quản lý nước thông qua việc quản lý lưu vực sông tổng hợp, trong đó, xem trọng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

34 Áp dụng một số công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên nước / Hoàng Thị Huệ // .- 2023 .- Số 24 (422) - Tháng 12 .- Tr. 21-22 .- 363

Triển khai ứng dụng công cụ kinh tế cụ thể trong quản lý tài nguyên nước hiện nay; đưa ra một số giải pháp hướng tới sử dụng công cụ kinh tế quản lý tài nguyên nước hiệu quả.

35 Giải pháp thúc đẩy hành động vì đa dạng sinh học và hệ sinh thái tại Việt Nam / Trần Ngọc Cường // .- 2023 .- Số 24 (422) - Tháng 12 .- Tr. 27-28 .- 363

Việt Nam được công nhận là một trong 25 nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Tuy nhiên, cũng như nhiều quốc gia khác, chúng ta đang đứng trước không ít thách thức khi mà bảo tồn đa dạng sinh học có liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế và ổn định xã hội.

36 Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý và bản đồ số trong quản lý tài nguyên và môi trường / Lâm Việt Hùng // .- 2023 .- Số 24 (422) - Tháng 12 .- Tr. 37-38 .- 363

Giải pháp bản đồ số công nghệ thông tin địa lý được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bản đồ số giúp cho người quản lý địa lý dễ dàng hơn trong việc quản lý các đối tượng, tài nguyên và môi trường của một khu vực cụ thể. Nhờ có bản đồ số, người quản lý có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm của khu vực đó, từ đó đưa ra những quyết định hợp lý đề phát triển và quản lý khu vực.

37 Việt Nam và Nhật Bản : đồng hành trong giải quyết tình trạng ô nhiễm rác thải đại dương / Nguyễn Nguyên Tuấn // .- 2023 .- Số 24 (422) - Tháng 12 .- Tr. 52-53 .- 363

Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường biển và đại dương trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Bộ Môi trường Nhật Bản đề xuất phối hợp cùng Việt Nam khảo sát, quan trắc rác nhựa đại dương, từ đó lập Sổ tay hướng dẫn nâng cao kỹ thuật quan trắc, khảo sát và mời chuyên gia Việt Nam sang Nhật Bản tập huấn về công nghệ này.

38 Đánh giá kết quả tính toán độ cao bằng công nghệ định vị toàn cầu GPS/ GNSS dựa trên mô hình EIGEN-6C4 khu vực Quảng Ninh / Đoàn Văn Chinh // .- 2023 .- Số 24 (422) - Tháng 12 .- Tr. 54-56 .- 363

Giới thiệu vấn đề nghiên cứu; Số liệu tính toán và kết quả so sánh giá trị độ cao GPS/ GNSS dựa trên mô hình EGM2008 và mô hình EIGEN-6C4 so với độ cao thủy chuẩn; Kết luận, thảo luận và kiến nghị.

39 Điều chỉnh chính sách quản lý ô nhiễm không khí ở Trung Quốc: Cơ hội hợp tác và thách thức đặt ra đối với các quốc gia Đông Á / Nguyễn Thị Ngọc, Ngô Xuân Bình // .- 2023 .- Số 7 (263) - Tháng 7 .- Tr. 16-29 .- 360

Tập trung phân tích và đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí, những điều chỉnh trong chính sách quản lý của Nhà nước, cơ hội hợp tác và thách thức trong vấn đề này giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Á.

40 Khoa học và công nghệ thúc đẩy tăng trưởng xanh tại Việt Nam / Bùi Thị Thu Trang, Phạm Thị Hồng Phương, Nguyễn Khắc Thành // .- 2023 .- Số 12 .- Tr. 25 - 27 .- 363

Tăng trưởng xanh là phát triển kinh tế trong khi vẫn đảm bảo việc bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng cường khả năng chống chịu thảm họa thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và chia sẻ thành tựu tăng trưởng đến mọi người dân thông qua bảo vệ môi trường và tạo ra việc làm mới. Để thúc đẩy tăng trưởng xanh, Việt Nam cần cơ cấu nền kinh tế gắn với các mô hình tăng trưởng xanh dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số.