CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Khoa học Xã Hội & Nhân Văn

  • Duyệt theo:
2361 Nhìn lại quan hệ Việt Nam – Trung Quốc năm 2017 / TS. Nguyễn Thị Phương Hoa, TS. Đặng Thị Thúy Hà, ThS. Nguyễn Mạnh Cường // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 06 (208) .- Tr. 10-20 .- 327

Nhìn lại và đánh giá những điểm nổi bật trong quan hệ Việt – Trung năm 2017, phân tích nguyên nhân và xu hướng hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới.

2362 Những điều kiện thuận lợi đưa quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trở thành trọng tâm của hợp tác Hàn Quốc - Mê Kông / TS. Nguyễn Thị Thắm // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 7 (209) .- Tr. 3-12 .- 327

Tìm hiểu những điều kiện thuận lợi trong việc đưa quan hệ hợp tác song phương Việt Nam – Hàn Quốc trở thành hợp tác trọng tâm mang tầm khu vực. Sự bổ sung cho nhau về lợi thế cạnh tranh, sự đồng điệu trong mong muốn hợp tác phát triển, những thành quả to lớn trong hợp tác kinh tế, sự đa dạng và hoàn thiện của các cơ chế hợp tác cũng như sự tham gia tích cực, đầy thiện chí của Việt Nam là những điều kiện thuận lợi tạo nền tảng phát triển và tạo hiệu ứng lan tỏa cho quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc và Hàn Quốc – Mê Kông trong tương lai.

2363 Vị trí của Việt Nam trong chính sách hướng vào Châu Á của Đài Loan / TS. Trần Xuân Hiệp, Trần Hoàng Nhung // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 7 (209) .- Tr. 13-22 .- 327

Sự gia tăng ảnh hưởng tại Châu Á của các cường quốc trên thế giới trong thế kỷ XXI đã thúc đẩy Đài Loan đổi mới tư duy chiến lược để thích nghi với cục diện mới. Với mục tiêu tăng cường vị trí cũng như vai trò trong sự phát triển của khu vực Châu Á, Đài Bắc đã đề ra “Chính sách hướng Nam mới” với nhiều mối quan tâm hơn cho khu vực Đông Nam Á và sáu nước Nam Á. Nhận thức rõ chính sách của Đài Loan, Việt Nam cần giữ vai trò cầu nối tin cậy và hòa bình để Đài Loan hội nhập vào Châu Á, góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai bên đạt được các thành tựu trên nhiều lĩnh vực.

2364 Cấu trúc lãnh đạo kép Trung – Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương / NCS. Huỳnh Tâm Sáng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 8 (210) .- Tr. 3-12 .- 327

Tại Châu Á – Thái Bình Dương, cấu trúc lãnh đạo kép (dual leadership) Trung – Mỹ đang trở nên nổi bật. Cấu trúc này được hình thành và chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Để giản lược những nhân tố khiến việc hình dung trở nên khó khăn, bài viết tập trung vào Trung Quốc và Mỹ cùng mối quan hệ giữa hai chủ thể này. Bài viết làm rõ lợi thế so sánh của Trung Quốc và Mỹ, việc cấu trúc lãnh đạo kép định hình quan hệ quốc tế khu vực và tương lai vận động của cấu trúc này trong tương lai.

2365 65 năm liên minh Hàn – Mỹ và hệ quả đối với Hàn Quốc / TS. Phan Thị Anh Thư // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 8 (210) .- Tr. 13-22 .- 327

Luận giải những vấn đề lịch sử và hiện tại của liên minh Hàn – Mỹ kể từ khi ra đời nhờ Hiệp ước Phòng vệ chung Mỹ - Hàn năm 1953. Những nội dung cơ bản như: cơ sở thiết lập liên minh, lợi ích chiến lược quốc gia, sự hiệu chỉnh chính sách (nhìn từ phía Hàn Quốc) và vai trò can dự của Mỹ trong các vấn đề chính trị ở Đông Bắc Á cũng được tác giả phân tích và đánh giá. Trên cơ sở đó, bài viết cập nhật và đúc kết những hạn chế, thách thức mà liên minh Hàn – Mỹ phải vượt qua để phát triển quan hệ đồng minh trên cơ sở tối ưu hóa quyền lợi mỗi nước trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực ở khu vực.

2366 Vấn đề phụ nữ mua vui trong quan hệ chính trị của Hàn Quốc và Nhật Bản (1990-2017) / Cao Nguyễn Khánh Huyền // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 8 (210) .- Tr. 23-29 .- 327

Nghiên cứu về lịch sử hình thành của vấn đề phụ nữ mua vui trong quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản, những động thái và quan điểm của chính phủ hai bên nhằm giải quyết mâu thuẫn này, đồng thời chỉ ra một số ảnh hưởng của vấn đề nói trên đến quan hệ chính trị giữa hai quốc gia này từ năm 1990 đến năm 2017.

2367 Chính sách ngoại giao đa phương và tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên dưới chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In / TS. Nguyễn Thị Thắm // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 9 (211) .- Tr. 8-15 .- 327

Tìm hiểu bối cảnh, nội dung chính sách ngoại đa phương của Hàn Quốc và phân tích ý nghĩa của nó đối với tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên hiện nay. Với tính kết nối, liên thông chặt chẽ với các chính sách của đối tác cũng như với các chính sách đối với Triều Tiên hướng tới hòa bình và thịnh vượng chung, chính sách ngoại giao đa phương của Hàn Quốc có vai trò quan trọng, nâng cao tính khả thi của tiến trình hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.

2368 Nỗ lực nâng cao vai trò chính trị của Nhật Bản ở Đông Nam Á trong hai thập niên đầu Chiến tranh Lạnh / TS. Hoàng Minh Hằng // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 9 (211) .- Tr. 16-26 .- 327

Giới thiệu những đóng góp tích cực của Nhật Bản trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực; những sáng kiến và những đóng góp của Nhật Bản vào quá trình hình thành và phát triển các thể chế hợp tác đa phương khu vực do ASEAN đóng vai trò trung tâm, sự tham gia đóng góp vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc tại Đông Nam Á.

2369 Tăng cường hợp tác an ninh Nhật – Mỹ và khả năng tác động đến Việt Nam / TS. Phan Cao Nhật Anh // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2018 .- Số 9 (211) .- Tr. 27-35 .- 327

Kể từ khi ông Donald Trump chính thức trở thành Tổng thống Mỹ vào đầu năm 2017 đến nay, xu hướng đáng chú ý trong quan hệ Nhật – Mỹ là củng cố hợp tác an ninh. Đặc biệt, chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ mới công bố tại hội nghị APEC 2017 có sự tương đồng với tư tưởng của Nhật Bản từng đề ra trước đó. Bài viết này sẽ phân tích, đánh giá hợp tác an ninh Nhật – Mỹ và những khả năng tác động đến Việt Nam.

2370 Quan hệ Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Australia trong năm 2017 / Nguyễn Văn Lịch, Đồng Văn Đạt // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2018 .- Số 7 (68) .- Tr. 1-10 .- 327

Ý tưởng liên minh Mỹ - Nhật - Ấn – Australia đã có từ lâu, nhưng năm 2017 ý tưởng này được làm sống lại trong cuộc gặp của bốn nước này tại Philipine. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng hợp tác bốn bên còn không ít trở ngại. Một hiệp ước an ninh giữa bốn nước khó xảy ra. Quan hệ chủ yếu giữa các nước vẫn là “ba bên” hoặc song phương. Đáng chú ý, Trung Quốc luôn là nhân tố quan trọng tác động đến quan hệ giữa các nước này.