CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Tiếng Anh

  • Duyệt theo:
142 Hiện tượng chuyển mã tiếng Anh trong giao tiếp tiếng Việt nhìn từ lí thuyết ngôn ngữ ma trận / ThS. NCS. Nguyễn Thị Huyền // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 9 (251)/2016 .- Tr. 45 – 53 .- 400

Giới thiệu mô hình lý thuyết giúp lý giải những cơ chế bên trong hiện tượng chuyển mã, đó là Ngôn ngữ ma trận của Myers-Scotton được công bố lần đầu tiên năm 1993. Qua đó, tìm hiểu những cơ chế ngữ pháp của tiếng Việt và tiếng Anh khi chúng tương tác lẫn nhau trong các diễn ngôn chuyển mã.

143 Khả năng tạo vần của các yếu tố cấu thành âm tiếng Việt trong thơ bảy chữ hiện đại / Đồng Hoàng Hưng // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 9 (251)/2016 .- Tr. 71 – 78 .- 400

Trên cơ sở khảo sát 360 bài thơ bảy chữ của 4 nhà thơ: Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu, Chế Lan Viên, bài viết bàn về khả năng tạo vần của các yếu tố cấu thành âm tiết tiếng Việt trong thơ bảy chữ hiện đại.

144 Lời trích dẫn trong bản tin tiếng Anh dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng / Nguyễn Thị Thu Hiền // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 9 (328)/2016 .- Tr. 50 – 58 .- 400

Phân tích giá trị của lời trích dẫn qua góc nhìn của ngữ pháp chức năng sẽ giúp các nhà ngữ học luận giải được mức độ khách quan của bản tin. Bài viết sử dụng ngữ pháp chức năng của Halliday làm công cụ phân tích giá trị của lời trích dẫn 100 bản tin tiếng Anh từ tờ báo The New York Times.

145 Một số kiểu kết hợp ngữ pháp khác biệt của phương ngữ Nam Bộ / Hồ Văn Tuyên // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 9 (328)/2016 .- Tr. 43 – 49 .- 400

Bước đầu mô tả những kết hợp ngữ pháp ở phương ngữ Nam Bộ, so sánh chúng với quy tắc kết hợp quen thuộc trong ngữ pháp đại chúng để tìm ra quy luật ngữ pháp riêng.

146 Ngôn ngữ và văn hóa: Tìm hiểu ngôn ngữ Hồ Chí Minh trong bối cảnh văn hóa châu Á / Nguyễn Thanh Tú // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 9 (328)/2016 .- Tr. 16 - 25 .- 400

Nghiên cứu làm sáng tỏ cách thức Hồ Chí Minh sử dụng ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc ở Việt Nam cũng như ở khu vực châu Á để tuyên truyền kêu gọi đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc.

148 Phân tích diễn ngôn đa thức: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / PSG.TS. Tôn Nữ Mỹ Nhật, ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 9 (251)/2016 .- Tr. 5- 10 .- 400

Tập trung vào thể loại song thức bao gồm hình ảnh và ngôn từ. Đầu tiên, trình bày tóm tắt lý thuyết về phân tích hình ảnh của G.Kress và T.van Leewen (1996), sau đó là một số phân tích minh họa ở hai thể loại khác nhau – sách/ truyện thiếu nhi, và bản tin chính trị. Cuối cùng là một số tóm tắt về ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đường hướng tiếp cận diễn ngôn tương đối mới mẻ này trong bối cảnh phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin ở Việt Nam hiện nay.

149 Thành phần của Chu cảnh trong phân tích các ngôn bản khoa học xã hội tiếng Việt (Theo ngữ pháp chức năng hệ thống) / ThS. NCS. Nguyễn Thu Thủy // Ngôn ngữ & Đời sống .- 2016 .- Số 9 (251)/2016 .- Tr. 30 – 33 .- 400

Sử dụng các kết quả nghiên cứu tiếng Anh của Halliday và nghiên cứu tiếng Việt của Hoàng Văn Vân, Diệp Quang Ban để khảo sát thành phần của Chu cảnh trong phân tích các ngôn bản khoa học xã hội tiếng Việt theo ngữ pháp chức năng hệ thống. Kết quả cho thấy vai trò quan trọng của phương thức diễn đạt ẩn dụ ngữ pháp tư tưởng có chức năng trong việc giúp người viết trình bày và kiến tạo lại những kinh nghiệm của mình trên thế giới trong các văn bản khoa học xã hội.

150 Tính chịu tác động – Tham tố xác định thể của sự tình / Nguyễn Hoàng Trung // Ngôn ngữ .- 2016 .- Số 8/2016 .- Tr. 17 – 31 .- 400

Khảo sát một cách chi tiết mối quan hệ giữa tính chịu tác động và mức độ chịu tác động của tham tố bổ ngữ và giá trị thể của sự tình thông qua việc xác định những thuộc tính ngữ nghĩa quan yếu này của tham tố bổ ngữ.