CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

  • Duyệt theo:
5591 Những yếu tố tác động đến định giá bất động sản nhà ở: góc nhìn từ thực tế tại quận Gò vấp, TP.Hồ Chí Minh / Lê Thị Phương Loan, Phan Thị Huyền Trang // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.72 - 76 .- 332

Khảo sát cho thấy, tại nhiều quốc gia phát triển, khi nghiên cứu thị trường bất động sản nhà ở, các nhà nghiên cứu thường sử dụng mô hình Hedonic để định giá bất động sản. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, trở ngại đầu tiên trong ứng dụng mô hình này là thu thập các dữ liệu bất động sản ở những không gian địa lý khác nhau còn nhiều hạn chế. Bài viết nghiên cứu định lượng kiểm định sự tác động của 2 nhóm yếu tố vị thế và chất lượng đến giá bất động sản nhà ở quận Gò vấp (TP.Hồ Chí Minh) ở thời điểm tháng 01/2019 với 810 quan sát giao dịch mua bán nhà ở thực tế. Kết quả nghiên cứu củng cố bằng chứng về sự tác động của các yếu tố nền tảng trong định giá bất động sản, qua đó, giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản, công ty thẩm định và cơ quan Nhà nước ước lượng và dự báo hiệu quả xu hướng giá của bất động sản nhà ở hiện nay .

5592 Huy động nguồn lực tài chính ngoài ngân sách Nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp / Trần Thị Vân Anh // Tài chính - Kỳ 2 .- 2020 .- Số 733 .- Tr.72 - 76 .- 332

Trong những năm gần đây, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã không ngừng đổi mới, cải tiến nội dung chương trình giảng dạy; tìm kiếm các cơ hội liên kết với các đối tác trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng và cung ứng nguồn nhân lực tốt cho xã hội. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Để khắc phục tình trạng này cần phải hoàn thiện cơ chế để huy động nguồn tài chính, đặc biệt là nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước.

5593 Đại dịch Covid-19 và tác động suy thoái kinh tế toàn cầu / Tống Thị Thu Hoà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2020 .- Số 575 .- Tr. 4-6 .- 330

Phân tích, đánh giá cho thấy Covid-19 đã và đang khiến nhiều quốc gia rơi vào suy thoái, với việc tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người sụt giảm ở mức thấp nhất kể từ năm 1870

5594 Phát triển kinh tế tư nhân trong tiến trình hội nhập quốc tế : cơ hội, thách thức và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam / Đỗ Hải Yến // .- 2020 .- Số 575 .- Tr. 7-9 .- 337

Thông qua những bài học kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan về phát triển kinh tế tư nhân, những cơ hội cũng như thách thức đối với việc phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam trong thời gian tới

5595 Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm tiềm năng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020-2030, định hướng đến năm 2035 / // .- 2020 .- Số 575 .- Tr. 13-15 .- 650.01

Bài viết sẽ đánh giá về khả năng xuất khẩu của những mặt hàng này trên địa bàn Tỉnh, từ đó, đưa ra định hướng cho hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn 2020-2030, định hướng đến năm 2035

5596 Thúc đẩy tiến trình thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam / Phạm Thị Tường Vân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 732 .- Tr.10 – 13 .- 658

Việc triển khai Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) trong những năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn đọng không ít vướng mắc, bất cập. Việc nhận định những khó khăn, vướng mắc trong thực thi Luật số 69/2014/QH13 là yêu cầu cấp thiết, nhằm đề xuất giải pháp phù hợp, định hường những nội dung trọng tâm để tháo gỡ khó khăn trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp.

5597 Tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam / Phạm Huyền Trang // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 732 .- Tr.50 – 52 .- 332.04

Hoạt động cho vay ngang hàng(P2P Lending) tiếp tục có xu hướng phát triển mạnh tại Việt Nam. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 40 công ty P2P Lending đang hoạt động ở Việt Nam, trong đó có 10 công ty Trung Quốc, một số công ty từ Indonesia và Sigapore. Bên cạnh ưu điểm, thì hoạt động cho vay ngang hàng đã xuất hiện những hoạt động biến tướng, vi phạm pháp luật lĩnh vực ngân hàng tài chính. Để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra việc tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động cho vay ngang hàng là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.

5598 Tác động của Hiệp định EVFTA đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng / Đặng Thị Phượng, Nguyễn Thị Cẩm Nhung // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 732 .- Tr.53 – 56 .- 332.04

Theo các chuyên gia tài chính ngân hàng, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Châu Âu (EVFTA) là cơ hội góp phần vực dậy nền kinh tế Việt Nam nhanh hơn thời kỳ hậu dịch Covid -19. EVFTA cũng là động lực để phát triển dịch vụ tài chính hiện đại tại Việt Nam, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Tuy nhiên, Hiệp định cũng sẽ đặt ra không ít thách thức đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam. Bài viết trao đổi về tác động, cơ hội và thách thức mà Hiệp định EVFTA mang lại đối với lĩnh vực kinh tế tài chính, đồng thời kiến nghị một số giải pháp trong thời gian tới.

5599 Cơ hội và thách thức từ EVFTA đối với doanh nghiệp Việt Nam / Nguyễn Thị Huyền Trang, Ngô Thị Hường // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 732 .- Tr.60 – 62 .- 658

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do(FTA) Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA). EVFTA được kỳ vọng mang đến khá nhiều cơ hội và lợi ích cho nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam vượt lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội, EVFTA cũng đặt ra không ít những khó khăn, thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần phải nổ lực để biến thách thức thành cơ hội...

5600 Giải pháp tăng cường dịch vụ công trực tuyến ngành tài chính / Nguyễn Anh Tuấn // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 732 .- Tr.66 – 68 .- 332

Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, ngành Tài chính đã đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến, qua đó góp phần đơn giản hoá thủ tục, giảm thời gian, chi phí thực hiện, hạn chế đi lại, tiếp xúc cho người dân, doanh nghiệp. Bài viết khái quát về những kết quả đạt được trong triển khai dịch vụ công trực tuyến của ngành Tài chính thời gian qua, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến trong thời gian tới góp phần cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu các chi phí xã hội cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân.