CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
921 Quá trình thực thi luật biển quốc tế ở Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2021 / Nguyễn Thanh Minh // Nghiên cứu Đông Nam Á .- 2022 .- Số 8 (269) .- Tr. 83-95 .- 340

Phân tích và luận giải những nội dung của luật biển quốc tế đã được Việt Nam vận dụng trong nội luật hóa, triển khai thực hiện trong thời gian qua và định hướng cho thời gian tới.

922 Thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, con riêng / Nguyễn Thành Minh Chánh, Trần Quốc Khiết // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 17(465) .- Tr. 31- 38 .- 340

Thừa kế là một chế định pháp luật có vai trò quan trọng về việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế của họ. Hiện nay, các tranh chấp về quyền thừa kế, trong đó có thừa kế thế vị xảy ra ngày càng phức tạp. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc xác định quan hệ về thừa kế và xác định người thừa kế thế vị có yếu tố con nuôi, giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế còn còn vướng mắc, bất cập trong thực tiễn. Điều này đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật.

923 Hợp đồng lao động và một số điểm mới của hợp đồng lao động tác động đến quan hệ lao động / Cấn Hữu Dạn, Nguyễn Thị Nước // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 618 .- Tr. 61 - 63 .- 340

Bài viết phân tích về điểm mới của bộ luật lao động 2019 liên quan đến hợp đồng lao động và tác động của chúng liên quan đến quan hệ lao động.

924 Tiếp tục đề cao chủ quyền nhân dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam / Nguyễn Minh Đoan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr.3-9 .- 340

Chủ quyền nhân dân là một đặc trưng quan trọng của Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Việc nhận thức và thể hiện chủ quyền nhân dân trong các bản Hiến pháp của Việt Nam không giống nhau và có những hạn chế nhất định. Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện chủ quyền nhân dân đầy đủ hơn so với các Hiến pháp trước đây. Tuy vậy, vấn đề thể hiện chủ quyền nhân dân trong Hiến pháp vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

925 Hoàn thiện pháp luật để thực hiện các cam kết về môi trường theo các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới / Bùi Hải Thiêm, Trần Thị Quang Hồng // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 10-16 .- 340

Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam theo các Hiệp định thương mại tự do. Các cam kết về môi trường theo hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, điển hình là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đang đặt ra cho Quốc hội nhiều yêu cầu cao hơn ở phương diện “nội luật hoá” để pháp luật tương thích với các cam kết, đóng góp vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các cam kết quốc tế đó.

926 Vật quyền dữ liệu số / Huỳnh Thiên Tứ // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 17-23 .- 340

Quá trình chuyển đổi số đặt ra nhu cầu nhìn nhận dữ liệu như đối tượng của vật quyền và nhu cầu tạo dựng hành lang pháp lý phù hợp để các chủ thể chiếm hữu, dụng ích và trao đổi dữ liệu cho nhau. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa thống nhất nhìn nhận dữ liệu như tài sản, cũng chưa có quan điểm thống nhất về cơ chế vật quyền áp dụng cho dữ liệu số như tài sản. Trong bài viết này, tác giả phân tích học thuyết pháp lý và các quy phạm pháp luật thực định để trả lời cho ba câu hỏi: thứ nhất, phải chăng dữ liệu số là tài sản theo pháp luật dân sự hiện nay; thứ hai, cơ chế vật quyền nào là phù hợp cho đối tượng dữ liệu số; thứ ba, làm thế nào giải quyết xung đột giữa cơ chế vật quyền đối với tài sản dữ liệu số với cơ chế bảo vệ quyền nhân thân của pháp luật dân sự từ góc độ tiền kiểm để đảm bảo công bằng, dân chủ, bảo vệ quyền con người trong xã hội số.

927 Hoàn thiện chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình / Đỗ Đức Hồng Hà // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 24-34 .- 340

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả phân tích làm rõ những bất cập, nguyên nhân của những bất cập trong chính sách pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện.

928 Hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng góp vốn và thuê quyền sử dụng đất / Nguyễn Thùy Trang // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 35-43 .- 340

Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích một số vấn đề cơ bản liên quan đến hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, từ đó chỉ ra một số vướng mắc và đề xuất hoàn thiện pháp luật.

929 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình / Phạm Thị Thanh Huế // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 44-50 .- 340

Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, chỉ ra những bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.

930 Các quy định mới của pháp luật về hình thức phạt tiền trong xử lý vi phạm hành chính / Nguyễn Hoàng Việt // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 51-54 .- 340

Phạt tiền là một trong những hình thức xử phạt vi phạm hành chính, do người có thẩm quyền quyết định tước một khoản tiền của chủ thể vi phạm hành chính để sung vào công quỹ nhà nước. Trong phạm vi bài viết này, tác giả trình bày, phân tích các quy định mới về hình thức phạt tiền theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả áp dụng hình thức phạt tiền.