CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
901 Chương trình truyền hình đối tượng bảo hộ của quyền tác giả, quyền liên quan / Nguyễn Phan Diệu Linh // Luật học .- 2022 .- Số 6 .- Tr.55-62 .- 346.597048

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về truyền hình và chương trình truyền hình trong lĩnh vực báo chí, truyền thông tại Việt Nam và trên thế giới, bài viết này tập trung nghiên cứu để làm rõ khái niệm và đặc điểm của chương trình truyền hình dưới góc độ pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả. Từ đó, bài viết đi đến kết luận chương trình truyền hình là một sản phẩm sáng tạo mang những đặc điểm riêng và có thể trở thành một đối tượng bảo hộ của quyền tác giả quyền liên quan đến quyền tác giả.

902 Pháp luật với vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền sở hữu / Nguyễn Văn Phương // Luật học .- 2022 .- Số 6 .- Tr.63-78 .- 344.597 046

Bài viết nghiên cứu mối quan hệ, tác động qua lại giữa quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền sở hữu, đánh giá thực trạng pháp luật trong việc giải quyết mối quan hệ này, đề xuất quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền sở hữu và kiến nghị hoàn thiện pháp luật hiện hành.

903 Pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở một số nước trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam / Lê Hải Đường // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 19 (393) .- Tr. 17-20 .- 340

Trình bày về xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia và đưa ra một số kiến nghị xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

904 Pháp luật về hợp tác xã tại Hoa Kỳ và kinh nghiệm xây dựng pháp luật cho Việt Nam / Nguyễn Như Hà, Đặng Minh Phương // Châu Mỹ ngày nay .- 2022 .- Số 8 (293) .- Tr. 24-34 .- 340

Nghiên cứu một cách tổng quan về hợp tác xã, tình hình phát triển hợp tác xã tại Hoa Kỳ và cách thức xác lập địa vị pháp lý, cũng như khung pháp luật điều chỉnh hợp tác xã. Từ đó, rút ra các vấn đề có khả năng áp dụng vào thực tiễn xây dựng pháp luật hợp tác xã tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam hiện nay.

905 Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam trong điều kiện mới / Nguyễn Thị Hải Vân // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 619 .- Tr. 98 - 100 .- 340

Quản lý tài sản phá sản có vai trò quan trọng trong việc bảo toàn tài sản phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đảm bảo các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong quá trình xử lý doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy quản lý tài sản phá sản vẫn chưa được coi đúng mức, các quy định về quản lý tài sản phá sản còn thiếu hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn cho quá trình thực thi, đặc biệt đặt trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế độ kế toán, tài chính trong doanh nghiệp ở Việt Nam còn nhiều hạn chế.

906 Xác định giá trị của sáng chế trong chuyển giao công nghệ tại Việt Nam: Khía cạnh pháp lý và một số khuyến nghị / Trần Văn Nam, Trần Văn Hải, Nguyễn Quang Huy // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 64(10) .- Tr. 36-40 .- 340

Xác định giá trị của SC là một công đoạn quan trọng trong việc thương mại hóa tài sản vô hình như chuyển giao công nghệ, góp vốn kinh doanh bằng SC… Việt Nam đã ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về định giá tài sản vô hình, nhưng không có quy định riêng về xác định giá trị của SC nên trong thực tế đã gặp những hạn chế nhất định trong việc áp dụng các quy phạm pháp luật này. Bài viết phân tích những hạn chế của pháp luật Việt Nam về xác định giá trị của SC và đề xuất giải pháp khắc phục.

907 Thực trạng quy định pháp luật về phân cấp quản lý kinh tế ở Việt Nam hiện nay / Trần Thị Mai Phước // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2022 .- Số 64(10) .- Tr. 41-45 .- 340

Bài viết giới thiệu khái quát hệ thống pháp luật về phân cấp quản lý kinh tế (PCQLKT) ở Việt Nam. Sau khi phân tích những điểm hạn chế trong quy định pháp luật về phân cấp hiện hành và thống kê một số quốc gia có ban hành đạo luật vềphân cấp, tác giả đã đưa ra một số đề xuất, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật vềPCQLKT ở Việt Nam.

908 Khoảng cách quyền lực, quy định pháp lý và sự phát triển của tín dụng công nghệ tài chính / Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Nguyễn Thị Diễm Kiều // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 9(230) .- Tr. 45-49 .- 340

Bài nghiên cứu phân tích tác động của khoảng cách quyền lực trong văn hóa quốc gia đến sự phát triển của tín dụng công nghệ tài chính, đặc biệt trong bối cảnh có hoặc không tồn tại các quy định pháp lý cụ thể liên quan đến tín dụng công nghệ tài chính. Sử dụng một cơ sở dữ liệu rộng lớn trên 71 nền kinh tế, trong giai đoạn 2013 - 2019, kết quả nghiên cứu xác nhận tác động ngược chiều có ý nghĩa của khoảng cách quyền lực trong văn hóa quốc gia đến sự phát triển của tín dụng công nghệ tài chính.

909 Tội danh bằng nhau, tội danh nặng hơn và tội danh nhẹ hơn / Trịnh Tiến Việt // Luật học .- 2022 .- Số 7 .- Tr. 44 - 55 .- 340

Tội danh gắn với một hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được mô tả trong Bộ luật Hình sự, phản ánh bản chất pháp lí của hành vi này so với hành vi khác. Tuy nhiên, lí giải về tội danh và cách xác định tội danh bằng nhau, tội danh nặng hơn và tội danh nhẹ hơn chưa được quan tâm nghiên cứu. Bài viết làm sáng tỏ khái niệm tội danh và đưa ra những tiêu chí xác định tội danh bằng nhau, tội danh nặng hơn và tội danh nhẹ hơn qua minh họa quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, từ đó kiến nghị xây dụng các khái niệm trên nhằm bảo đảm xử lí đúng tội danh và đúng “mức độ” trách nhiệm hình sự, bảo đảm quyết định hình phạt được chính xác, cũng như nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

910 Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Ngô Văn Hiệp // Luật sư Việt Nam .- 2022 .- Số 9 .- Tr. 31 - 34 .- 340

Thời gian gần đây, các cơ quan tố tụng đã khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử khá nhiều vụ án liên quan đến tội “Làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả”. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy một số quy định pháp luật chưa hoàn thiện, việc áp dụng vẫn còn có những tồn tại, bất cập. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến tội danh này là một yêu cầu tất yếu, khách quan nhằm bảo đảm hiệu quả trong công tác phòng, chống tội phạm.