CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Luật

  • Duyệt theo:
931 Cấu trúc luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam so sánh với luật người tiêu dùng Úc / Lữ Lâm Uyên // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 14(462) .- Tr. 55-64 .- 340

Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích một số điểm khác biệt về mục tiêu và cấu trúc của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam trong tương quan so sánh với Luật Người tiêu dùng Úc, và rút ra một số kinh nghiệm mà các nhà lập pháp Việt Nam có thể tham khảo cho việc sửa đổi Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời gian tới.

932 Cơ chế bảo đảm sự tham gia của nhân dân trong hoạt động của cơ quan nhà nước trước yêu cầu hoàn thiện nhà nước pháp quyền / Nguyễn Văn Cương, Trương Hồng Quan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 15(463 .- Tr. 3-12 .- 340

Sự tham gia của Nhân dân vào hoạt động của các cơ quan nhà nước có cơ sở xuất phát từ chủ quyền của Nhân dân đối với Nhà nước. Trong phạm vi bài viết này, các tác giả đánh giá tổng thể và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế bảo đảm sự tham gia của chủ thể Nhân dân trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, trước yêu cầu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân hiện nay.

933 Nguyên tắc công bằng trong phân định biển và thực tiễn áp dụng / Nguyễn Thị Hồng Vân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 15(463) .- Tr. 13-20 .- 340

Phân định biển là quá trình hoạch định đường ranh giới phân tách giữa hai hay nhiều quốc gia có các vùng biển liền kề hoặc tiếp giáp đối diện. Luật biển quốc tế hiện đại đã thành công khi thiết lập được một trật tự pháp lý cho các vùng biển, đại dương và góp phần hình thành nên các nguyên tắc công bằng trong phân định biển giữa các quốc gia. Trong đó, “thoả thuận” là giải pháp tối cao cho nguyên tắc phân định, nhưng “công bằng” mới là kết quả mà các bên hướng tới. Do vậy, việc phân định luôn phải được thực hiện theo phương pháp công bằng có tính đến các hoàn cảnh liên quan để bảo đảm lợi ích công bằng cho các bên.

934 Hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở / Nguyễn Đăng Dung // .- 2022 .- Số 15(463) .- Tr. 21-25 .- 340

Tác giả của bài viết cho rằng dân chủ ở cơ sở không đồng nhất với dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cũng như ở các cơ quan nhà nước và các thiết chế chuyên biệt khác… Vì vậy, phạm vi điều chỉnh của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sởchỉ nên giới hạn điều chỉnh hoạt động tự quyết của các cụm dân cư dưới cấp xã, phường, thị trấn; như bản, thôn, làng, phun, sóc, ấp, chung cư, tổ dân phố… Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cần loại bỏ những quy định dân chủ ở cơ sở đối với các cơ quan nhà nước, cùng các thiết chế chuyên biệt khác của xã hội, và của cả chính quyền địa phương cấp cơ sở xã, phường, thị trấn.

935 Giải quyết tranh chấp dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư bằng trọng tài Việt Nam / Nguyễn Thị Hồng Phước, Cao Thị Thùy Như // Nghiên cứu Lập pháp .- 2022 .- Số 15(463) .- Tr. 31-39 .- 340

Trong bài viết này, nhóm tác giả tiếp cận việc sử dụng trọng tài thương mại Việt Nam để giải quyết tranh chấp hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; chỉ ra sự cần thiết, phân tích thực tiễn và đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và nhà đầu tư.

936 Luật phái sinh và Hợp đồng tương lai: Khung pháp lý toàn diện cho hoạt động của thị trường phái sinh tại Trung Quốc / Nguyễn Thanh Huyền, Nguyễn Phương Linh // .- 2022 .- Số 286 .- Tr. 33-37 .- 346.597

Luật phái sinh và Hơp đồng tương lai thể hiện nỗ lực đầy tham vọng trong việc cung cấp khuôn khổ pháp lý và quy định toàn diện cho hoạt động thị trường phái sinh tại Trung Quốc. Luật phái sinh và Hơp đồng tương lai loại bỏ đáng kể các rào cản cho sự phát triển của thị trường, mở đường thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường khả năng thực thi, quản lý rủi ro hiệu quả và hỗ trợ tăng trưởng nền kinh tế.

937 Án lệ kiểu Trung Quốc và góc nhìn so sánh với Việt Nam / Nguyễn Ngọc Phương Hồng, Lưu Minh Sang // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 7 (251) .- Tr. 11-21 .- 340.01422

Phân tích những diễn tiến thú vị của quá trình xây dựng hệ thống Án lệ kiểu Trung Quốc. Trong đó nhấn mạnh vào việc phân tích cách thức sử dụng các tình huống hướng dẫn, tình huống tương tự thông qua hệ thống phán quyết tương tự cho tình huống tương tự trong việc xét xử của các thẩm phán tại Trung Quốc.

938 Quá trình hình thành và phát triển yêu sách “Tứ Sa” của Trung Quốc ở Biển Đông nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế / Bùi Thị Thu Hiền // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2022 .- Số 7 (251) .- Tr. 57-71 .- 340

Phân tích quá trình hình thành và phát triển của yêu sách “Tứ Sa” của Trung Quốc ở Nam Hải (Biển Đông). Bệnh cạnh đó, phân tích những khía cạnh pháp lý của yêu sách phí lý này của Trung Quốc dưới góc độ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị đối với Việt Nam trong quá trình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông trong bối cảnh tình hình khu vực phức tạp và Trung Quốc ngày càng có thái độ cứng rắn trong việc theo đuổi yêu sách phi lý.

939 Pháp luật về từ thiện của Trung Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam / Trần Thị Hải Yến // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2022 .- Số 8(258) .- Tr. 42-50 .- 340

Trung Quốc là quốc gia có hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động từ thiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức từ thiện, người thụ hưởng và những người tham gia, thúc đẩy tiến bộ xã hội và chia sẻ thành quả của sự phát triển. Bài viết đề cập đến các nguyên tắc, các nội dung cơ bản của pháp luật từ thiện Trung Quốc. Dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc, bài viết đề xuất một số gợi mở cho Việt Nam.

940 Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay / Nguyễn Văn Hiếu // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2022 .- Số 7(228) .- Tr. 26-29 .- 340

Nghiên cứu phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 và những vấn đề đặt ra như tổng quan về Pháp nhân, pháp nhân phi thương mại, pháp nhân thương mại, về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự, điều kiện pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật hình sự Việt Nam. Vấn đề được nghiên cứu so sánh với quy định ở một số nước trên thế giới từ đó sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thượng mại nói riêng và pháp nhân nói chung trong thời gian tới.