CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

Khoa Y

  • Duyệt theo:
1321 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả phẫu thuật u xơ tử cung tại khoa Sản, bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2015-2016 / Dương Mỹ Linh, Trần Quang Minh, Nguyễn Thị Kim Quyên // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2018 .- Số 13+14 .- Tr. 75-81 .- 610

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả phẫu thuật u xơ tử cung trên 107 bệnh nhân tại khoa Sản, bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2015-2016. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là đau hạ vị. U xơ tử cung kèm theo thiếu máu chiếm 38,3 phần trăm. 100 phần trăm trường hợp được mổ hở, trong đó bóc u xơ 20,6 phần trăm. Tỷ lệ thành công 94,4 phần trăm, biến chứng sau mổ 5,6 phần trăm.

1322 Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến nguy cơ sót sỏi trong kỹ thuật mổ lấy sỏi đài bể thận tại bệnh viện Đa khoa Thái Bình / Vũ Sơn, Trần Văn Nam // Y học Việt Nam (Điện tử) .- 2017 .- Số 1 .- Tr. 225-230 .- 610

Nghiên cứu một số yếu tố liên quan đến nguy cơ sót sỏi trong kỹ thuật mổ lấy sỏi đài bể thận tại bệnh viện Đa khoa Thái Bình. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 54 cộng trừ 12. Có 19 trường hợp mắc bệnh kết hợp, trong đó bệnh tiểu đường chiếm tỷ lệ 42.1 phần trăm. Hình thái sỏi S3 và S4 chiếm tỷ lệ cao hơn các loại hình thái khác. Tỷ lệ sót sỏi sau phẫu thuật là 26,3 phần trăm, nguy cơ sót sỏi giãn thận phải và thận trái. Hình thái của sỏi, mức độ viêm dính của thuận có ảnh hưởng tới tỷ lệ sót sỏi sau mổ.

1323 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả vi phẫu thuật u tủy vùng cổ / Trương Như Hiển, Vũ Văn Hòe // Y học Việt Nam (Điện tử) .- 2017 .- Số 2 .- Tr. 116-121 .- 610

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả vi phẫu thuật u tủy vùng cổ trên 58 bệnh nhân u tủy cổ từ 01/2011 đến 01/2014. Kết quả cho thấy u tủy sống vùng cổ nên được điều trị bằng vi phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp mổ phụ thuộc vào vị trí, kích thước, sự xâm lấn và phân loại mô bệnh học của khối u.

1324 Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh tại bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi / Đinh Thị Xuân Mai, Đặng Nguyễn Đoan Trang // Y học thành phố Hồ Chí Minh (Điện tử) .- 2017 .- Số 5 .- Tr. 175-181 .- 610

Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và đề kháng kháng sinh trên 421 hồ sơ bệnh án tại bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi từ 01/2016 đến 06/2016. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 63,7 cộng trừ 18,5 tuổi. Nhiễm khuẩn hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại nhiễm khuẩn ghi nhận được. Nhóm Cephalosporin là nhóm kháng sinh kinh nghiệm được sử dụng nhiều nhất, kết đến là nhóm Fluoroquinolon. Thủ thuật xâm lấn có liên quan đến hiệu quả điều trị.

1325 Xác định độc tính cấp và đánh giá khả năng gây kích ứng da của cao xoa bách xà trên động vật thực nghiệm / Đinh Thị Lam, Nguyễn Trần Giáng Hương, Đỗ Thị Phương // Y dược học cổ truyền Việt Nam ( Điện tử) .- 2016 .- Số 49 .- Tr. 50-55 .- 610

Xác định độc tính cấp và đánh giá khả năng gây kích ứng da của cao xoa bách xà bằng phương pháp tiêm dưới da chuột nhắt trắng và xoa trên thỏ rồi đánh giá tình trạng ban đỏ, phù nề trên da, xác định chỉ số kích kích ứng da. Kết quả cho thấy cao xoa bách xà ít có độc tính cấp với LD50 = 7,854 gam cao dược liệu/kg và chỉ số điều trị là 163,625. Cao xoa bách xà gây kích ứng da mức độ vừa và tự phục hồi.

1326 Định lượng Acid Aristolochic trong mộc thông và phòng kỷ ở một số cơ sở tại Hà Nội / Trần Thị Hồng Phương, Hoàng Minh Chung, Nguyễn Tuấn Anh // .- 2016 .- Số 48 .- Tr. 86-93 .- 610

Đánh giá hàm lượng acid aristolochic trong 2 vị thuốc mộc thông và phòng kỳ thu thập được ở một số cơ sở tại Hà Nội. Kết quả cho thấy 2 vị thuốc có hình thái phiến thuốc không đúng với mô tả của các loài ghi trong dược điển Việt Nam IV và dược điển Trung Quốc. Không phát hiện thấy acid aristolochic trong bất kỳ mẫu mộc thông nào. 100 phần trăm mẫu phòng kỳ đều có acid aristolochic, mẫu cao nhất là 0,29mg/g và thấp nhất là 0,0008mg/g.

1327 Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của hắc phụ tử / Phạm Văn Hải, Trần Thị Hồng Phương // Y dược học cổ truyền Việt Nam ( Điện tử) .- 2016 .- Số 48 .- Tr. 60-69 .- 610

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng vị thuốc hắc phụ tử chế với các tiêu chí về cảm quan, định tính, định lượng hàm lượng alcaloid toàn phần, định lượng hàm lượng diester alcaloid, giới hạn aconitin, độ ẩm, tạp chất, tro toàn phần, kim loại nặng. Chỉ tiêu định lượng hàm lượng alcaloid toàn phần là không ít hơn 0,15 phần trăm, chỉ tiêu định lượng hàm lượng diester alcaloid trong phụ tử chế không cao hơn 0,20 phần trăm.

1328 Ảnh hưởng của cốm sói rừng đến trọng lượng và cấu trúc tuyến ức lách trên chuột mang u sarcoma 180 / Trần Thị Hải Vân, Đỗ Hòa Bình, Phan Anh Tuấn // Y dược học cổ truyền Việt Nam ( Điện tử) .- 2016 .- Số 48 .- Tr. 52-59 .- 610

Nghiên cứu ảnh hưởng của cốm sói rừng đến trọng lượng tương đối, mô bệnh học của tuyến ức và lách trên chuột mang u sarcoma 180. Kết quả cho thấy cốm sói rừng liều 5g/kg thể trọng chuột nhắm làm tăng trọng lượng tuyến ức tương đối, trọng lượng lách tương đối so với lô chứng với p0,05, làm tăng sinh tế bào lympho trên vi thể tuyến ức, lách.

1329 Nhiễm HPV trong ung thư biểu mô tế bào vẩy trong vòm họng / Nguyễn Quang Trung // Tai mũi họng Việt Nam .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 5-10 .- 610

Mục đích: Để khảo sát một số yếu tố nguy cơ, HPV trong ung thư biểu mô tế bào vảy của amidan. Đối tượng và Phương pháp: 20 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào vảy từ amidan từ 1/2012 - 7/2014 tại Bệnh viện Quốc gia ENT, đã thử nghiệm các loại định lượng PCR và HPV theo thời gian thực. Nghiên cứu thống kê mô tả. Kết quả: Tỷ lệ hút thuốc và uống rượu: 80 phần trăm. HPV dương tính: 55 phần trăm. Nhóm nguy cơ thấp: 9 bệnh nhân loại 11, không có bệnh nhân loại 6. Nhóm nguy cơ cao: 1 bệnh nhân có 16 loại, 1 bệnh nhân 18 loại. Phát hiện loại 51 và loại 81. 5 bệnh nhân nhiễm trùng đa loại, 6 bệnh nhân nhiễm trùng đơn loại. Biểu hiện lâm sàng của ung thư biểu mô tế bào vảy amidan với nhiễm trùng HPV: Bệnh nhân tuổi 50 thường gặp; tổn thương thô là phổ biến. Kết luận: HPV dương tính: 55 phần trăm, các loại HPV: 11,16,18,51,81. Hút thuốc, uống rượu và vi-rút là những yếu tố nguy cơ quan trọng trong ung thư miệng và cổ họng. Các trường hợp nghi ngờ nên được xác định bằng HPV, đặc biệt là HPV 16 để phát hiện sớm các tổn thương và điều trị tốt.

1330 Đánh giá tác dụng không mong muốn và tác dụng phòng nôn của phương pháp giảm đau do bệnh nhân tự điều khiển (PCA) bằng fentanyl đưỡng tĩnh mạch kết hợp với ondansetron sau phẫu thuật tuyến giáp / Nguyễn Ngọc Thạch // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 82-86 .- 610

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng phụ và phòng chống buồn nôn và nôn của phương pháp giảm đau do bệnh nhân kiểm soát (PCA) bằng fentanyl tiêm tĩnh mạch kết hợp với ondansetron sau phẫu thuật cắt tuyến giáp. Đối tượng và phương pháp: 80 bệnh nhân được thực hiện phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp dưới gây tê đám rối cổ tử cung trong phòng mổ của Bệnh viện số 105 từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2013. Những bệnh nhân này được chia thành hai nhóm: - Nhóm 1 (nhóm PCA) (n = 40) : 100 ml dung dịch PCA được điều chế bằng cách pha loãng 1000mcg fentanyl, 12mg ondansetron và nước muối bình thường 0,9%. Nồng độ của fentanyl và ondansetron trong dung dịch PCA lần lượt là 10mcg / ml và 0,12mg / ml. Sau khi kết thúc phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, khi điểm tương tự thị giác (VAS) 4, chuẩn độ và thiết lập PCA như sau: Bolus liều 1 ml, thời gian khóa 15 phút, liều nền 1 ml / giờ và tổng giới hạn 4 giờ 20ml. PCA dừng lại sau 48 giờ giảm đau. - Nhóm 2 (nhóm đối chứng) (n = 40): Sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp khi VAS 4, tiêm tĩnh mạch 15mg mỗi sáu giờ trong 48 giờ sau phẫu thuật. Kết quả: Trong nhóm PCA, tỷ lệ buồn nôn và nôn sau phẫu thuật (PONV) là 22,5%, đau đầu 5% và đau bụng 5%, thấp hơn so với những người trong nhóm đối chứng (lần lượt là 60%, 22,5% và 15%) (p0 0,05). Tỷ lệ an thần OAA / S4 là 2,5%, chóng mặt 15%, ngứa 2,5% và bí tiểu 12,5%, không khác biệt về mặt thống kê so với nhóm đối chứng (p0,05). Kết luận: Phương pháp giảm đau có kiểm soát của bệnh nhân bằng fentanyl tiêm tĩnh mạch kết hợp với ondansetron làm giảm đáng kể buồn nôn và nôn sau phẫu thuật và tác dụng phụ sau phẫu thuật cắt tuyến giáp.