CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
19691 Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đối với doanh nghiệp / Bùi Thị Hồng Việt, Nguyễn Kim Phượng // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 406-411 .- 658

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công tác quản lý và phát triển quỹ Bảo hiểm xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, thực trạng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện đầy đủ, tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc diễn ra thường xuyên và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp. Từ tháng 11/2016, khi chức năng thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chính thức được giao cho ngành Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã có những giải pháp trong việc tổ chức bộ máy thanh tra, xây dựng đội ngũ thanh tra, xây dựng kế hoạch và nội dung thanh tra, tổ chức thực hiện thanh tra... Tuy nhiên, trong thời gian qua, thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã bộc lộ một số hạn chế. Bài viết này sẽ đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với các doanh nghiệp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La.

19692 Chính thức hóa đối với tổ chức tài chính vi mô Việt Nam trước thềm hội nhập CPTPP / Nguyễn Mạnh Hùng, Tạ Thu Hồng Nhung // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 401-405 .- 658

Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, ngành Tài chính vi mô đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, giúp các đối tượng trong phân khúc thu nhập thấp tiếp cận dễ dàng nguồn vốn và gia tăng hoạt động sản xuất. Tại Việt Nam, tổ chức Tài chính vi mô bán chính thức, phi chính thức chiếm số lượng đông đảo, tuy nhiên số lượng các tổ chức Tài chính vi mô chính thức còn khá khiêm tốn. Bài viết phân tích quá trình chuyển đổi sang chính thức hóa, những cơ hội và thách thức mà những tổ chức Tài chính vi mô đối mặt, từ đó gợi ý một số giải pháp tới Chính phủ và các tổ chức Tài chính vi mô trong quá trình chuyển đổi mô hình.

19693 Truyền dẫn tỷ giá hối đoái tại các thị trường mới nổi / Hà Thị Kim Hoàng // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 394-400 .- 332.1

Bài báo nghiên cứu truyền dẫn tỷ giá hối đoái sang giá cả trong nước của các thị trường mới nổi, với mục tiêu: (i) Lượng hóa mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn; (ii) Đánh giá mức độ truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số lạm phát (CPI) thay đổi qua thời gian; (iii) Xem xét ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến mức độ truyền dẫn tỷ giá tới lạm phát. Kết quả tìm thấy có bằng chứng truyền dẫn tỷ giá hối đoái thay đổi theo thời gian. Đa số truyền dẫn tỷ giá hối đoái ở các quốc gia từ năm 2008 - 2010 có xu hướng giảm nhẹ đầu giai đoạn và giảm dần đến cuối giai đoạn. Tuy nhiên, tại một số quốc gia, truyền dẫn tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng, đồng thời, truyền dẫn tỷ giá hối đoái phản ứng tích cực đến lạm phát, biến động lãi suất, biến động tỷ giá hối đoái và tiêu cực đến độ mở cửa của nền kinh tế.

19694 Đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam / Phan Thị Thu Hằng // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 390-393 .- 332.45

Một trong những biện pháp để nâng cao vị thế cạnh tranh của các ngân hàng thương mại và đẩy nhanh hiệu quả hoạt động của nền kinh tế là phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Trong thời gian qua, hoạt động này đã được chú trọng và có nhiều bước phát triển, tuy nhiên việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn nhiều hạn chế và thách thức. Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra những giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong thời gian tới ở Việt Nam.

19695 Nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Tín dụng nhân dân tỉnh Sóc Trăng / Nguyễn Hồng Hà, Lê Thị Ngọc Ly // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 382-389 .- 332.12

Bài viết nghiên cứu các hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân tỉnh Sóc Trăng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Quỹ tín dụng nhân dân cần hoàn thiện các vấn đề sau: Nâng cao hiệu quả huy động vốn; Hoàn thiện các quy trình nội bộ dựa trên các quy định của Ngân hàng Nhà nước; Quỹ tín dụng nhân dân chủ động triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới giáo trình phù hợp; Hoàn thiện hành lang pháp lý; Tăng cường thanh tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm; Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm.

19696 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty trên sàn chứng khoán Việt Nam / Nguyễn Thị Xuân Mai // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 376-381 .- 658

Nghiên cứu được thực hiện để nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, như: sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu hội đồng quản trị, sở hữu tư nhân (Private) để tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa tập trung sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty, bằng cách thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn từ năm 2009 -2015. Thông qua kết quả nghiên cứu, bài báo đưa ra một vài kiến nghị để góp phần xác định cấu trúc sở hữu nào là tối ưu cho từng nhóm ngành, từ đó ảnh hưởng đến chính sách kinh tế vi mô, vĩ mô đến việc khuyến khích hay hạn chế các chủ thể khác nhau tham gia vốn đầu tư; Và cuối cùng là xác định mức cấu trúc sở hữu hiện tại ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó thay đổi cấu trúc như thế nào để gia tăng hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam.

19697 Mô hình phòng ngừa rủi ro biến động giá nông sản bằng các công cụ phái sinh / Từ Thị Hoàng Lan // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 370-375 .- 332.64

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, nhưng đời sống của người làm nông nghiệp ngày càng khó khăn, họ thường phải đối diện với điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa”. Giá cả nông sản thường xuyên biến động theo chiều hướng bất lợi cho người dân trong ngành sản xuất nông nghiệp. Bài nghiên cứu này đề xuất mô hình phòng ngừa rủi ro biến động giá bằng các công cụ phái sinh nhằm giúp người làm nông nghiệp phòng ngừa rủi ro do biến động giá cả bất lợi trên thị trường nồng sản.

19698 Tác động của sở hữu gia đình đến kết quả tài chính của các công ty gia đình ở Việt Nam / Cao Thị Vân Anh // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 364-369 .- 658

Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và kết quả tài chính của các công ty niêm yết sở hữu gia đình ở Việt Nam (gọi chung là các công ty gia đình). Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 57 công ty thỏa mãn các tiêu chí nhận diện công ty gia đình trên Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2012 - 2017. Sử dụng mô hình tác động cố định (FEM), kết quả nghiên cứu đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm cho thấy tỷ lệ sở hữu gia đình có ảnh hưởng đến kết quả tài chính (ROA, ROE) theo phương trình tuyến tính bậc hai có dạng hình chữ “U ngược”.

19699 Tác động của tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc: Vai trò của kiến thức quản trị chi phí và sự cam kết với mục tiêu dự toán / Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Phong Nguyên // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 357-363 .- 658

Nghiên cứu này kiểm định vai trò của kiến thức quản trị chi phí và sự cam kết với mục tiêu dự toán trong mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc của các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở ở các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định bằng phần mềm SmartPLS3 với 270 mẫu khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Sự tham gia vào dự toán ngân sách có tác động dương đến kết quả công việc; (2) Cam kết với mục tiêu dự toán đóng vai truyền dẫn trong mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách đến kết quả công việc; (3) Kiến thức quản trị chi phí mặc dù không đóng vai trò điều tiết trong mối quan hệ giữa sự tham gia vào dự toán ngân sách và kết quả công việc, nhưng lại tác động trực tiếp đến kết quả công việc. Nghiên cứu này cũng đưa ra một số hàm ý lý thuyết và hàm ý quản lý.

19700 Một số giải pháp tăng cường quản lý thu - chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bạc Liêu / Lê Xuân Hòa, Lê Long Hậu // .- 2018 .- Số 13 .- Tr. 352-356 .- 368

Sử dụng số liệu khảo sát từ cán bộ, nhân viên của bảo hiểm xã hội tỉnh Bạc Liêu, nghiên cứu đã đánh giá mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố đến hoạt động thu - chi của bảo hiểm xã hội trên địa bàn. Kết quả cho thấy hầu như cả 8 nhân tố đều có ảnh hưởng đến hoạt động thu - chi bảo hiểm xã hội, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế và ít nhất là quy trình thủ tục thiết kế. Nghiên cứu này cũng đề xuất một số giải pháp nhằm giúp bảo hiểm xã hội tỉnh Bạc Liêu tăng cường công tác quản lý thu - chi trong tương lai.