CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
14221 Xu hướng bảo hộ thương mại trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam / Nguyễn Thị Lan Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 40 - 42 .- 382

Trong nhiều thập kỷ qua, thương mại toàn cầu dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh cho thấy các quốc gia thường chỉ làm ra những mặt hàng mà mình có lợi thế so sánh cao nhất nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Lợi thế so sánh của mỗi nền kinh tế dựa vào các yếu tố như khoa học và công nghệ, khả năng sáng tạo, nhân công rẻ, nguyên liệu dồi dào, thậm chí cả các yếu tố mang tính can thiệp của chính quyền như chính sách bảo hộ, hàng rào thế quan.. Về bản chất đó là sự phân công lao động trong dây chuyền sản xuất toàn cầu.

14222 Quản lý tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam / Nguyễn Quang Huy // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 22 - 27 .- 658

Đánh giá thực trạng quản lý tài chính trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam theo 3 khía cạnh: quản lý vốn lưu động, đầu tư, tào trợ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính tập trung khảo sát ở 135 doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, trên cơ sở phân tích dữ liệu thu được tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản lý tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

14223 Kinh nghiệm nâng cao sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ thư viện các trường đại học / Mai Thị Uyên, Trần Thị Bích Ngọc, Đào Thanh Bình // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 22 - 24 .- 658

Bài báo trình bày cơ sở lý luận chung về chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ thư viện tại các trường đại học trong và ngoài nước về nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện và sự hài lòng của người dùng tin, đặc biệt là các sinh viên để gợi ý cho các thư viện đại học của Việt Nam áp dụng trong thời gian tới.

14224 Xây dựng mô hình nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành hệ thống thông tin quản lý tại các trường đại học Việt Nam / Lê Việt Hà // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 19 - 21 .- 657

Bài viết xây dựng mô hình xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định chọn trường đại học của sinh viên để đưa ra giải pháp giúp hoạt động tuyển sinh ngành hệ thống thông tin quản lý ngày càng tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

14225 Ảnh hưởng của công nghệ số tới phương pháp giảng dạy và đào tạo ngành kế toán / Mai Thị Sen // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 13 - 15 .- 657

Trình bày vai trò, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với phương pháp giảng dạy ngành kế toán và một số định hướng đổi mới phương pháp dạy và đào tạo ngành kế toán.

14226 Cách mạng công nghiệp 4.0: cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Việt Nam / Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Thanh Hiệp // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 10 - 12 .- 658

Trình bày vài nét về cách mạng công nghiệp 4.0 và cách mạng nông nghiệp 4.0; cơ hội và thách thức; đề xuất một số giải pháp để xây dựng và hoàn thiện.

14227 Phát triển hoạt động logistics ngược tại các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam / Trần Việt Dũng // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 586 .- Tr. 7 - 9 .- 658

Trình bày vai trò, thực trạng và một số giải pháp phát triển hoạt động logistics ngược tại các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam.

14228 Tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động Việt Nam: Đề xuất giải pháp tuyển dụng cho các doanh nghiệp hậu Covid / Đặng Thanh Thủy // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 43-49 .- 330

Đại dịch Covid-19 đã gây ra sự sự xáo trộn kinh tế xã hội lớn đối với hầu hết các nước trên thế giới. Theo tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), các biện pháp phong tỏa một phần hoặc toàn diện đã ảnh hưởng tới 2,7 tỷ người lao động. Tại VN, khủng hoảng do đại dịch Covid-19 bắt đầu vào khoảng quý 1 năm 2020. Chính phủ đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của Covid-19 đồng thời ảnh hưởng đến kinh tế xã hội cả nước mà đối tượng dễ bị tổn thương nhất chính là lực lượng lao động khi nguy cơ mất việc làm gia tăng. Nhưng bên cạnh đó, sự tác động của Covid-19 lại tạo ra những xu hướng việc làm mới nhằm thích ứng và đối phó khủng hoảng trong đại dịch. Dựa trên việc sử dụng phương pháp thống kê, thu thập dữ liệu thứ cấp, suy luận biện chứng để phân tích tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động VN, bài viết đưa ra thực trạng thị trường lao động VN, xác định xu hướng mới trong thị trường lao động. Từ đó, bài viết cũng đề xuất một số kiến nghị trong việc xây dựng chiến lược tuyển dụng hợp lý hậu Covid-19. Mục tiêu chính của bài viết nhằm góp phần bổ sung, hoàn thiện chính sách nhân sự cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát, rõ ràng về thị trường lao động và từ đó lựa chọn được những giải pháp tuyển dụng hơp lý nên được cân nhắc áp dụng trong giai đoạn phục hồi kinh tế.

14229 Tác động đa ngành của dịch bệnh đến kinh tế và những gợi ý cho Việt Nam / Nguyễn Thị Quý // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 50-54 .- 330

Dịch bệnh tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Bằng phương pháp thống kê, mô tả và phân tích, tác giả làm rõ được tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế ở hai góc độ trực tiếp và gián tiếp. Tác động đó diễn ra trên nhiều lĩnh vực của hoạt động của nền kinh tế ở quy mô và mức độ khác nhau: y tế, nông nghiệp, du lịch, thương mại – dịch vụ và một số lĩnh vực khác. Tuy nhiên, về mặt tổng thể dịch bệnh đã làm kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế ở mỗi quốc gia nói riêng và trên phạm vi toàn thế giới nói chung. Dựa trên cơ sở phân tích tác động đa ngành của dịch bệnh đến kinh tế với số liệu minh chứng cụ thể, tác giả đưa ra những gợi ý về mặt chính sách đối với VN nhằm đối phó hiệu quả đối với tình hình dịch bệnh đang diễn ra phực tạp hiện nay để đảm bảo ổn định và tăng trưởng kinh tế.

14230 Các giải pháp TP. Hồ Chí Minh cần thực hiện khi xây dựng đô thị thông minh / Nguyễn Đăng Đệ // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 56-62 .- 624

Với việc Chính phủ “Phê duyệt đề án phát triển đô thị thông minh bền vững VN giai đoạn 2018 -2025 và định hướng đến năm 2030”, với xu thế chung của nhiều thành phố lớn trong khu vực và thế giới và đặc biệt với những lợi ích mà đô thị thông minh mang lại, TP.HCM đang quyết tâm xây dựng đô thị thông minh theo thương hiệu của chính mình. Vấn đề là TP.HCM sẽ xây dựng đô thị thông minh như thế nào và mô hình đô thị thông minh TP.HCM dự kiến sắp tới sẽ ra sao. Bài viết này tổng hợp một số kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của các thành phố khác trong khu vực và thế giới, ý kiến một số chuyên gia về xây dựng đô thị thông minh, đánh giá thực trạng TP.HCM đang đối mặt và đưa ra một số giải pháp trọng yếu TP.HCM cần thực hiện để xây dựng đô thị thông minh đúng hướng, hiệu quả.