CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
14231 Các nhân tố tác động đến dự định khởi nghiệp của sinh viên đại học tại TP. Hồ Chí Minh / // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 63-68 .- 658

Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến dự định khởi nghiệp của sinh viên đại học tại TP.HCM” nhằm xác định các nhân tố thuộc môi trường đại học tác động đến dự định khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này. Dữ liệu nghiên cứu được tiến hành thu thập thông qua phương pháp lấy mẫu thuận tiện với kích thước mẫu là 991. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có 6 nhân tố thuộc môi trường đại học tác động đến dự định khởi nghiệp: Khóa học khởi nghiệp, ý kiến người xung quanh, truyền cảm hứng, học qua thực tế, hoạt động ngoại khóa và chính sách hỗ trợ. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, nhà quản trị tại các trường đại học đưa ra được các chính sách nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên.

14232 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phần mềm ứng dụng nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh / Nguyễn Xuân Quyết, Bùi Thành Lộc // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 69-78 .- 658

Doanh nghiệp phát triển và cung cấp phần mềm ứng dụng (DNPMN) tại TP.HCM thường được xây dựng từ các chuyên gia đầu ngành, xuất thân từ các đơn vị công nghệ thông tin (CNTT) lớn, có mối quan tốt, sở hữu giải pháp, công nghệ, phần mềm ứng dụng ưu việt, như: Phần mềm nhân sự (JeeHR), siêu thị (JeeMarket), điều hành trực tuyến (JeeDoc), kho (JeeWMS)...và nhận diện bằng trí tuệ nhân tạo (JeeAI)...nhưng đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt do mới thâm nhập thị trường, không có lợi thế về năng lực cạnh tranh, như: Hệ thống phân phối yếu, dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng chưa tốt, thương hiệu chưa có, năng lực quản trị còn hạn chế, thiếu vốn, chưa có chiến lược marketing và bán hàng... Từ nghiên cứu thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DNPMN và sử dụng ma trận chiến lược hội nhập (QSPM), ma trận SWOT đề xuất các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của DNPMN tại TP.HCM và VN.

14233 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn tín dụng ngân hàng với hộ nuôi tôm tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang / Nguyễn Huỳnh Ngọc Khanh, Bùi Văn Trịnh // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 79-88 .- 658

Nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn nông hộ nuôi tôm từ các tổ chức tín dụng chính thức, tác giả khảo sát từ 150 hộ tại huyện Kiên Lương và sử dụng hồi qui để phân tích. Kết quả hồi qui tobit, có 6 yếu tố tác động đến lượng tiền vay ngân hàng của họ: Số năm sinh sống tại địa phương, trình độ học vấn, diện tích đất nuôi tôm, thu nhập trung bình hộ, quan hệ xã hội và giá trị tài sản thế chấp. Xuất phát từ kết quả phân tích, 3 hàm ý chính sách chính được đề xuất là nâng cao trình độ hộ nuôi tôm, cải thiện mức thu nhập của hộ và mở rộng diện tích đất sản xuất thông qua cơ cấu lại đất nuôi tôm.

14234 Đánh giá nhân tố tác động đến quyết định đầu tư tại các cảng container ở Đồng Nai / Lê Thị Hằng, Lê Tấn Phước, Nguyễn Quang Giáp // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 87-95 .- 658

Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá nhân tố tác động đến quyết định đầu tư tại các cảng container VN bằng phương pháp phân tích thứ bậc mờ từ quan điểm của nhà đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Quyết định đầu tư tại các cảng container gồm 4 nhân tố và 16 tiêu chí, và (2) Bằng phương pháp phân tích thứ bậc mờ, kết quả cho thấy trọng số của các nhân tố như sau: Tỷ suất lợi nhuận (34%), Cơ chế điều hành cảng (29,88%), Lợi thế của cảng (26,55%), và Chi phí đầu tư và hoạt động (9,38%). Đối với tầng thứ 2 của mô hình cấu trúc thứ bậc, ba tiêu chí được nhà đầu tư đánh giá là quan trọng nhất gồm: Khung pháp lý rõ ràng (13%), Chính sách hỗ trợ nhà đầu tư (11%), Thuế doanh nghiệp (11%), và Tỷ lệ tăng trưởng hàng hóa qua cảng (9%). Dựa vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu có một số đề xuất như sau: tiếp tục áp dụng chính sách thuế như hiện tại, hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến việc thu hút đầu tư, đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu trang thiết bị từ nước ngoài, tiếp tục áp dụng chính sách thuế như hiện tại, đặc biệt cần phải mở rộng các khu vực nước sâu để các tàu công suất lớn có thể cập bến, cải tạo các khu neo đậu tàu (berth length) để nâng cao hiệu suất xử lý hàng hóa tại các khu vực bốc dỡ hàng hóa (container terminal), khuyển khích và mở rộng sản xuất, đặt biệt khuyến khích hoạt động đầu tư sản xuất ở khu vực xung quanh và bên trong cảng.

14235 Sử dụng mô hình trọng lực đánh giá hoạt động xuất khẩu giữa ASEAN và Trung Quốc trong khuôn khổ ACFTA / Bùi Tiến Thịnh, Trần Văn Hùng // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 96-102 .- 658

Bài viết sử dụng mô hình trọng lực thương mại để đánh giá tác động của ACFTA đến giá trị xuất khẩu của các thành viên ASEAN và Trung Quốc trong khuôn khổ ACFTA trong khoảng thời gian từ 2001 – 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy ACFTA mang đến hiệu ứng tạo lập thương mại và chuyển hướng thương mại tích cực lên thương mại hàng hóa xuất khẩu của các quốc gia thành viên. Cụ thể Các biến có tác động tích cực đến xuất khẩu của ASEAN và Trung Quốc là: GDP của nước xuất khẩu, GDP nước nhập khẩu, chung đường biên giới, chung ngôn ngữ, biến giả ACFTA. Các biến có tác động âm đến xuất khẩu của ASEAN và Trung Quốc là: Dân số của nước xuất khẩu, dân số nước nhập khẩu, khoảng cách hai quốc gia.

14236 Tác động của thâm hụt ngân sách và cung tiền tới lạm phát tại một số nước châu Á / Hồ Thúy Trinh // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- Tr. 103-108 .- 658

Bài viết nhằm đánh giá sự tác động của các yếu tố thâm hụt ngân sách và cung tiền đến lạm phát tại một số các quốc gia châu Á. Bài viết đã sử dụng dữ liệu của một quốc gia châu Á, đó là: VN, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia, Singapore, Hàn Quốc, Pakistan, Bangladesh, Cambodia, Ấn Độ giai đoạn 2004 – 2016. Bằng phương pháp ước lượng dành cho dữ liệu bảng, kết quả thực nghiệm cho thấy cung tiền tác động tiêu cực đến lạm phát, trong khi đó, biến thâm hụt ngân sách tác động không có ý nghĩa thống kê đến lạm phát.

14237 Financial development and economic growth: A review of the literature / Pham Thi Thuy Diem, Nguyen Trong Hoai // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- P. 109-116 .- 332.1

This paper reviews theoretical perspectives and summarizes the systematic review of empirical evidence on the connection between financial development and economic growth. The theories implies that better developed financial system has a positive influence on savings and investment decisions and hence lead to economic growth. The empirical studies also show that an economy has a higher growth-enhancing effect closer to the well-developed financial market, hence provide strong support to the proposition that more finance lead to more growth. However, some empirical studies have pronounce.

14238 Agency cost, firm performance and capital structure: The case of listed companies in Vietnam / Le Hoang Yen Khanh // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- P.117-126 .- 332.1

Agency cost is a prevalent topic among academic society, however, this issue has not been fully examined in Vietnam which is a typical transitional economy with distinguished features from other developing countries. . Although most of these studies are based on qualitative research and confirm the existence of agency cost in Vietnamese companies, they cannot estimate specifically the agency cost. This study is carried out to determine the impact of agency cost (proxies are asset turnover ratio and general and administrative expense ratio) on firm performance (proxy is ROE) of 200 companies listed on Vietnam stock market during the 12 year period from 2008 to 2019, and to figure out the differences in agency cost of privatized corporations (currently dominated by state ownership) and private corporations (only private ownership). Furthermore, the role of capital structure on firm performance is also examined to test whether capital structure can control agency cost in two groups of companies. The research is conducted by using the mixture of quantitative method, and deductive approach. The research findings show that agency cost in privatized firms has more negative influence on firm performance than that of private firms. Furthermore, capital structure and state-ownership impact on firm performance negatively and significantly, while profit growth and country investment have a positive impact on firm performance. Moreover, the differently negative impact of capital structure on firm performance of two groups is also analyzed which can suggests further and intensive research in the future.

14239 Entrepreneurship education in foreign countries and recommendations for Vietnam / Nguyễn Huỳnh Thơ // Phát triển & Hội nhập .- 2020 .- Số 55(65) .- P. 127-135 .- 332.63

In combination with the development of society, the wave of business start-up has become a strong tendency all over the world. Following this trend, Vietnam is also gradually transforming on the path of developing start-up culture. However, according to Vietnam Startup Forum 2020, the survival rate of new business is still very low. According to the analysis from General Statistics Office’s Report on SocioEconomic Situation,1 the reason for this situation is: the adaptability of small-scale enterprises to the economic changing situation is still limited. It is the capacity of startups in Vietnam that raises the questions: how to help business overcome difficulties, as well as challenges, to withstand the fierce competition over the global economy. In this context, Entrepreneurship Education is considered as one of the effective solutions to overcome such situation. Thanks to this method, the instability of the economy is reduced and the vitality of industries is still maintained in many countries. Therefore, this study shall use the qualitative method and focus on secondary sources of information from documents, reports, analysis of entrepreneurship education models of developed start-up education in some foreign countries, such as the U.S., Israel and Malaysia. Since then, the author would like to recommend some effective experiences for entrepreneurship education in Vietnam.

14240 Đảm bảo an ninh tài chính quốc gia: Thách thức và khuyến nghị cho giai đoạn 2021-2030 / Lê Thị Thùy Vân // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 750 .- Tr. 6-10 .- 332.1

Bài viết phân tích, đánh giá về đảm bảo an ninh tài chính quốc gia ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, nhận diện một số thách thức đặt ra và kiến nghị các giải pháp góp phần đảm bảo an ninh tài chính quốc gia giai đoạn 2021-2030.