CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

  • Duyệt theo:
12291 Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại thủy sản của thị trường Nhật Bản : các giải pháp ứng phó của Việt Nam / Phạm Thị Thùy Linh, Nguyễn Mạnh Cường // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 12-18 .- 650.01

Phân tích thực trạng một số rào cản kỹ thuật trong thương mại thủy sản nói chung và thủy sản Việt Nam nói riêng khi tiếp cận thị trường này, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để thủy sản nước ta đáp ứng được các rào cản thương mại do Nhật Bản quy định. Việt Nam và Nhật Bản đang cùng tham gia 3 hiệp định thương mại tự do là: Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản khi các sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước ta được hưởng thuế suất 0%. Tuy nhiên, để được hưởng những ưu đãi này, ngành thủy sản Việt Nam phải vượt qua các rào cản phi thuế quan (NTBs) của Nhật Bản như: tiêu chuẩn về dư lượng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, mức độ nhiễm khuẩn, nhãn mác bao bì…

12292 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z Việt Nam / Ao Thu Hoài, Nguyễn Thị Bích Hiền, Lê Minh Quốc, Tiêu Dình Tú, Thạch Hoàng Liên Sơn // .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 19-23 .- 650.01

Mục tiêu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của thế hệ Z. Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng với 338 mẫu khảo sát tại 3 địa phương: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Kết quả đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của thế hệ Z bao gồm: nhận thức về môi trường, đặc tính sản phẩm xanh, giá sản phẩm xanh, tính sẵn có của sản phẩm, ảnh hưởng xã hội. Trên cơ sở đó, một số hàm ý quản trị đã được đề xuất cho các nhà quản lý để có các chính sách và chiến lược kinh doanh phù hợp, giúp thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng (NTD) thế hệ Z.

12293 Tác động của công nghệ blockchain đến hệ thống thông tin kế toán / Bùi Văn Dương, Nguyễn Hữu Quy, Võ Thị Trúc Đào // Khoa học Công nghệ Việt Nam - B .- 2021 .- Số 10(Tập 63) .- Tr. 24-28 .- 657

Xem xét công nghệ blockchain và việc ứng dụng công nghệ này trong hệ thống thông tin kế toán (AIS), đồng thời xác định các tác động quan trọng của công nghệ blockchain với AIS. Các tác giả sử dụng phương pháp mô tả nhằm thảo luận nền tảng công nghệ blockchain và những hàm ý kế toán quan trọng. Nghiên cứu cho thấy, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực kế toán cần phải phân tích các tác động liên quan đến phát triển AIS cùng với cách thức triển khai các phần hành nghiệp vụ và thiết kế AIS sử dụng công nghệ blockchain.

12294 Đánh giá chính sách về nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước của người sử dụng đất / Nguyễn Thị Thanh Hoài // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 05-08 .- 332.024

Bài viết tập trung đánh giá chính sách về nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước của người sử dụng đất, trên hai phương diện là kết quả đạt được và quan trọng là nêu rõ những hạn chế của chính sách về nghĩa vị tài chính đối với nhà nước của người sử dụng đất hiện hành ở Việt Nam

12295 Kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước và một số hàm ý về chính sách / Thân Như Hà // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 09-12 .- 332.04

Nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý, phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại một số quốc gia cũng như một số Bộ, ngành, địa phương tại Việt Nam; từ đó, đề xuất các hàm ý về chính sách trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

12296 Chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam và những vấn đề đặt ra / Phạm Văn Hào // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 13-18 .- 332.409597

Bài viết đề cập về việc phân bổ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cho phát triển KH&CN trong nông nghiệp cả về mức độ và cơ cấu đầu tư, quản lý sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước để tránh lãng phí và phát huy được hiệu quả của chi ngân sách

12297 Giải pháp áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) vào Việt Nam / Nguyễn Đình Đỗ // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 19-24 .- 657.95

Bài viết đề cập đến quá trình hình thành hệ thống khuôn khổ pháp lý của kế toán Việt Nam và sự cần thiết của việc hoàn thiện hệ thống để đưa ra các giải pháp áp dụng IFRS vào Việt Nam đáp ứng yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính theo thông lệ quốc tế

12298 Tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực y tế và giáo dục trên địa bàn tỉnh Cao Bằng / Nguyễn Trọng Cơ, Hy Thị Hải Yến // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 25-28 .- 332.024

Bài viết phân tích thực trạng tự chủ tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực y tế và giáo dục, từ đó đưa ra một số đề xuất và gợi ý chính sách để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị ở hai lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

12299 Nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam / Trương Thị Thuỷ // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 07(216) .- Tr. 29-33 .- 657

Bài viết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xác định các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin kế toán, từ đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp

12300 Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế giai đoạn 2021-2025 / Nguyễn Đoan Trang // Tài chính - Kỳ 1 .- 2021 .- Số 762 .- Tr. 26-30 .- 658

Trong giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn đầu tư công đã được sử dụng hiệu quả hơn nhờ sự cải thiện về thể chế, pháp lý đầu tư công và việc tăng cường phân cấp đầu tư. Mặc dù vậy, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm, tình trạng lãng phí vốn đầu tư công còn phức tạp. Nguồn vốn dành cho đầu tư công còn phụ thuộc ngân sách nhà nước, chưa thu hút được sự tham gia của khu vực tư nhân. Trong giai đoạn 2021-2025, nhu cầu vốn đầu tư công tiếp tục tăng cao, trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nước đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Do vậy, việc tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư xã hội và khắc phục các hạn chế nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công là yêu cầu cấp thiết đang được đặt ra.