CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật Việt Nam

  • Duyệt theo:
21 Đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay / Lê Tuấn Phong // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 11 (411) .- Tr.32 – 37 .- 340

Đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật đang dần trở thành hoạt động quan trọng của các cơ quan, cá nhân có tham gia vào công tác xây dựng pháp luật ở nước ta. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã có những quy định về hoạt động đánh giá tác động của chính sách, tập trung vào 05 nội dung (lĩnh vực) cần đánh giá, bao gồm: kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính và hệ thống pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích khái quát lý luận, thực tiễn về đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật; các quy định của pháp luật hiện hành và đề xuất các kiến nghị.

22 Những thay đổi chính trong hệ thống phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố của Việt Nam / Mai Phan // Thị trường tài chính tiền tệ .- 2020 .- Số 12(549) .- Tr. 28-31 .- 340

Bài viết điểm lại một số thay đổi chính trong hệ thống văn bản pháp luật PVRT&TTKB của Việt Nam kể từ sau vòng đánh giá đa phương của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương (APG) tháng 11/2008 đến nay.

23 Quyền tự do ngôn luận và đấu tranh với quan điểm xuyên tạc quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam / Vũ Anh Tuấn // .- 2020 .- Số 2 .- Tr. 48-53 .- 340

Là một trong những quyền cơ bản của công dân, quyền tự do ngôn luận đã được pháp luật quốc tế cũng như Việt Nam ghi nhận. Nhìn tổng thể, cho đến nay Việt Nam đã tạo lập được một khuôn khổ chính sách và pháp luật tương đối toàn diện, đồng bộ giữa quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, tương thích với pháp luật và thông lệ quốc tế về quyền tự do ngôn luận. Điều này không chỉ tạo ra môi trường cho việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, mà còn có khả năng kiểm soát, ngăn chặn các hành vi lợi dụng quyền này với động cơ chính trị và mục đích cá nhân không lành mạnh.

24 Tiếp cận công lý theo quan điểm của Liên hợp quốc / Hoàng Thị Bích Ngọc, Vũ Công Giao // .- 2019 .- Số 14 .- Tr. 21-27 .- 340

Tiếp cận công lý theo quan điểm của Liên hợp quốc (LHQ) vừa là quyền cơ bản của con người, vừa là phương tiện để thực hiện các quyền con người khác. Bài viết đi sâu tìm hiểu về khái niệm của tiếp cận công lý dưới góc nhìn của LHQ và mốì liên hệ giữa tiếp cận công lý với các mối quan tâm khác của LHQ như là nhà nước pháp quyền và quyền con người, từ đó, đề xuất những biện pháp cụ thể để bảo đảm thực hiện tiếp cận công lý có hiệu quả.

25 Xử lí hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam / Mai Xuân Hợi // Nghề luật .- 2020 .- Số 1 (2020) .- Tr.6 – 19 .- 340

Tiếp cận các thông tin từ hoạt động điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) là quyền của doanh nghiệp được luật định. Tuy vậy, trong cơ chế bảo đảm thực thi quyền này lại thiếu các quy định để xử lí các hành vi vi phạm. Do đó, bài viết hướng đến làm rõ bất cập của quy định pháp luật từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định về xử lí vi phạm, góp phần hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực thi hiệu quả quyền tiếp cận thông tin của doanh nghiệp đối với hoạt động điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM.

26 Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính trong pháp luật Việt Nam / Trần Thăng Long, Nguyễn Ngọc Hân // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 20 (396) .- Tr. 49 – 53 .- 340

Trên cơ sở nghiên cứu hành vi lôi kéo khách hàng bất chính trong pháp luật của một số quốc gia và Việt Nam hiện hành, bài viết đề xuất hướng hoàn thiện để quy định đi vào thực tiễn có hiệu quả, thống nhất và đủ tính răn đe, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho chủ thể doanh nghiệp.

27 Pháp luật quốc tế về chuyển quyền sử dụng đối với nhãn hiệu và những khuyến nghị cho Việt Nam / Hoàng Lan Phương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 12 (388) .- Tr. 57 – 64 .- 340

Pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia đều có những quy định về việc li-xăng nhãn hiệu. Tùy vào hệ thống pháp luật của từng quốc gia mà việc li-xăng nhãn hiệu được quy định khác nhau, song đều dựa trên một nguyên tắc chung đó là tôn trọng pháp luật quốc tế. Bài viết nêu quy định của các điều ước quốc tế và quy định của một số quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Canada và Trung Quốc về li-xăng nhãn hiệu và đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về li-xăng nhãn hiệu.

28 Phát triển ngân hàng xanh – Thực trạng và định hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật Việt Nam / Trần Linh Huân // Luật học .- 2019 .- Số 7 .- Trần Linh Huân .- 340

Bài viết phân tích, đánh giá làm rõ các vấn đề tổng quan về ngân hang xanh, mối quan hệ tương tác giữa chức năng hoạt động của ngân hàng xanh và vấn đề bảo vệ môi trường trong việc tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường, chỉ ra một số hạn chế trong nhận thức và bất cập trong quy định pháp luật Việt Nam về cơ chế ưu đãi, chi phí đầu tư, nguồn vốn, khung pháp lí hỗ trợ thực hiện tín dụng xanh, ngân hàng xanh. Trên cơ sở đó đưa ra một số định hướng, giải pháp khắc phục, hoàn thiện về khung pháp lí, cơ chế chính sách thuế, tài chính, vốn, kĩ thuật và trách nhiệm của các chủ thể có liên quan nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xây dựng và phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam.

29 Phạm vi tương trợ tư pháp hình sự trong một số điều ước quốc tế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam / Dương Đình Công // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 15 (391) .- Tr. 18 – 24 .- 340

Trong việc giải quyết các vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài, các quốc gia thường tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ từ các quốc gia nước ngoài bằng hình thức tương trợ tư pháp hình sự thông qua một yêu cầu tương trợ tư pháp. Yêu cầu tương trợ tư pháp được thực hiện theo cách thức với trình tự, thủ tục mà các bên có thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật quốc gia. Một trong những nội dung mà các quốc gia quan tâm khi tiếp nhận yêu cầu tương trợ tư pháp từ quốc gia yêu cầu là có thuộc phạm vi tương trợ tư pháp hay thuộc trường hợp từ chối tương trợ.

30 Quyền tự do đi lại theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam / Vũ Công Giao, Nguyễn Thùy Dương // Nghiên cứu Lập pháp .- 2019 .- Số 14(390) .- Tr. 20 – 30 .- 340

Tự do đi lại là một phần không thể thiếu của tự do cá nhân. Quyền tự do đi lại là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia. Ở Việt Nam, quyền tự do đi lại được hiến định trong Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành. Xét tổng quát, pháp luật Việt Nam hiện đã phù hợp với những tiêu chuẩn cơ bản về quyền tự do đi lại trong luật nhân quyền quốc tế, tuy nhiên, vẫn còn một số quy định cần được tiếp tục sửa đổi, bổ sung.