CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Pháp luật Việt Nam

  • Duyệt theo:
11 Khái niệm thương nhân và các loại hình thương nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam / Vũ Hồng Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2023 .- Số 05 (478) .- Tr. 10 – 17 .- 340

Luật Thương mại điều chỉnh hoạt động thương mại của thương nhân. Chính vì vậy, thương nhân và hoạt động thương mại là hai khái niệm cơ bản, là cơ sở để xác định phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại. Trong bài viết này, tác giả trình bày, phân tích khái niệm thương nhân theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 đặt trong mối liên hệ với quy định của pháp luật về tư cách chủ thể pháp luật dân sự của hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức không có tư cách pháp nhân. Qua việc phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật, tác giả chỉ ra những bất cập, hạn chế và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về thương nhân và các vấn đề pháp lý có liên quan.

12 Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp / Mai Xuân Thành // Tài chính .- 2023 .- Số 1+2 .- Tr.51-55 .- 658

Bài viết khái quát, phân tích, đánh giá công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hải quan cho doanh nghiệp những năm gần đây và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.

13 Tài trợ của bên thứ ba trong tố tụng trọng tài quốc tế / Châu Huy Quang // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 10(158) .- Tr. 71-82 .- 341.752

Mô hình “tài trợ của bên thứ ba” (Third Party Funding - TPF) là một trong những cơ chế tài chính nhận được sự quan tâm ngày càng rộng rãi từ cộng đồng trọng tài quốc tế nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung. Những năm gần đây, một số hệ thống pháp luật đã tìm cách giải quyết vấn đề này thông qua việc phát triển các quy định pháp lý về TPF và đạt những thành tựu quan trọng. Bài viết này sẽ xem xét và đánh giá kinh nghiệm qui định và quản lý TPF của một số quốc gia trong lĩnh vực trọng tài và tòa án, qua đó gợi mở cho Việt Nam hướng hoàn thiện cơ chế điều chỉnh pháp luật cho tố tụng trọng tài.

14 Tài trợ từ bên thứ ba trong tố tụng trọng tài theo pháp luật Việt Nam / Nguyễn Thị Hoa // Khoa học pháp lý Việt Nam .- 2022 .- Số 10(158) .- Tr. 83-90 .- 341.753

Bài viết này sẽ đi vào tìm hiểu thực trạng tài trợ từ bên thứ ba cho tố tụng trọng tài trên thế giới và những vấn đề pháp lý liên quan đến thực trạng này cần phải giải quyết nếu được áp dụng tai Việt Nam.

15 Tư duy về xây dựng chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 (phần 02) / Võ Khánh Vinh // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 9(148) .- Tr.74-89 .- 340

Tiếp theo phần 1, được đăng tải tại số 8 (147)/2021, tác giả phân tích và trình bày tư duy về xây dựng Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

16 Tư duy về xây dựng chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 (Phần 01) / Võ Khánh Vinh // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 8(147) .- Tr.1-19 .- 340

Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 bao gồm ít nhất những vấn đề cơ bản sau: tên gọi, tầm nhìn, cách tiếp cận xây dựng, mục tiêu đột phá, các quan điểm chỉ đạo, định hướng, nội dung, phương tiện, hình thức, giải pháp thực hiện, giai đoạn hóa Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam. Ở đây có hai chiều tiếp cận: (i) tiếp cận học thuyết hóa Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam, (ii) tiếp cậnchiến lược hóa học thuyết về Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam Chiều tiếp cận học thuyết hóa Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam tập trung luận giải các vấn đề lý luận về Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam. Chiều tiếp cận học thuyết hóa học thuyết về Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam tập trung vào việc hiện thực hóa học thuyết về Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam. Bài viết này luận giải tư duy về những vấn đề lý luận và thực tiễn ở mức độ khái quát nhất hai chiều tiếp cấn đó của việc xây dựng Chiều tiếp cận thuyết hóa Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam tập trung luận giải các vấn đề lý luận về Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam.

17 Bình đẳng giới về quyền được giáo dục – nền tảng cơ bản để xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ - Góc nhìn từ Việt Nam / Ngô Hữu Phước // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 1(140) .- Tr. 10-25 .- 340

Bài viết nghiên cứu, phân tích quy định của luật quốc tế, pháp luật Việt Nam, thực trạng thực thi bình đẳng giới về quyền được giáo dục và đề xuất giải pháp bảo đảm thực hiện quyền được giáo dục tại Việt Nam.

18 Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện nay / Nguyễn Văn Năm // Luật học .- 2022 .- Số 3 .- Tr. 14 - 28 .- 340

Trải qua bao thế hệ, qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hun đúc nên bề dày giá trị đạo đức truyền thống phong phú và đặc sắc. Là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử, giá trị đạo đức truyền thống là bộ phận cốt lõi tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Xét một cách chung nhất, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được thừa nhận rộng rãi là: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể, lòng nhân ái bao dung…Một hệ thống pháp luật chỉ được coi là hoàn thiện khi hệ thống pháp luật đó phù hợp với truyền thống đạo đức tốt đẹp với thuần phong, mĩ tục của dân tộc.

19 Nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam / Nguyễn Ngọc Hồng Dương // .- 2021 .- Số 4(Tập 63) .- Tr.34-39 .- 340

Trình bày các quy định của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp nước ngoài, trên cơ sở đó đưa ra một số vấn đề cần được quan tâm hoàn thiện trong thời gian tới. Hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế đang bùng nổ trên toàn thế giới. Là một quốc gia có dân số khá trẻ và mong muốn thử nghiệm các “thương hiệu” mới, Việt Nam luôn là một điểm đến hấp dẫn đầy tiềm năng đối với các nhà nhượng quyền. Do đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo môi trường thu hút đầu tư là vấn đề tiên quyết và cần thực hiện sớm.

20 Một số điểm chưa thống nhất trong văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay / Nguyên Minh Đoan // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 14 (414) .- Tr.3 – 6 .- 340

Tính thống nhất của pháp luật là điều kiện thuận lợi cho việc nhận thức và thực hiện của các tổ chức và cá nhân, chính xác, thống nhất. Tính thống nhất của pháp luật Việt Nam ngày càng cao, nhiều văn bản được ban hành với chất lượng rất cao, nhưng vẫn còn hiện tượng chưa thống nhất trong các văn bản pháp luật đã được ban hành biểu hiện ở các phương diện khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích những điểm chưa thống nhất trong các văn bản pháp luật ở nước ta hiện nay.