CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Việt Nam

  • Duyệt theo:
1 Chủ trương “đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu” trong tư duy đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới / Trần Chí Trung // .- 2023 .- Quý 2+3 (133+134) .- Tr. 47 - 70 .- 327

Chủ trương “đưa các mối quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu” là một trong những đột phá quan trọng về tư duy đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, được đề ra chính thức từ Đại hội X (năm 2006), thể hiện rõ nét nhất qua việc Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện. Bài viết làm rõ nguồn gốc của chủ trương đưa quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu thông qua phân tích quá trình phát triển tư duy đổi ngoại của Đảng từ thời kỳ đầu Đổi mới. Trên cơ sở đó, bài viết đánh giá thực tiễn triển khai chủ trương này và đề xuất một số giải pháp tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam với các đối tác đi vào chiều sâu hiệu quả, ổn định, bền vững trong bối cảnh mới.

2 Sự hỗ trợ của Mỹ cho quốc gia Việt Nam trong chiến tranh Đông Dương (1950 – 1954) / Trần Nam Tiến // .- 2024 .- Số 2 (287) .- Tr. 18 - 29 .- 327

Tháng 9/1945, Pháp chính thức tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Trong quá trình tiến hành cuộc chiến ở Việt Nam, Pháp quyết định thực hiện “Giải pháp Bảo Đại”, lập nên một chính thể thân Pháp ở Việt Nam với tên gọi là “Quốc gia Việt Nam”. Chính phủ Mỹ đã công nhận và thiết lập quan hệ chính thức với chính thể này vào tháng 02/1950. Trên cơ sở đó, Mỹ đẩy mạnh việc hỗ trợ cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam trên các mặt đối ngoại, quân sự và kinh tế. Đầu năm 1954, với sự sa lầy và thất bại không thể tránh khỏi của Pháp ở Việt Nam, Mỹ đẩy mạnh quan hệ với Quốc gia Việt Nam, chuẩn bị thay chân Pháp ở Việt Nam. Bài viết tập trung trình bày thái độ của Mỹ với “Giải pháp Bảo Đại”; sự hỗ trợ của Mỹ cho Quốc gia Việt Nam giai đoạn 1950 - 1954; và đưa ra những nhận xét, đánh giá.

3 Tình hình thương mại hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc và một số đề xuất cho Việt Nam / Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Quang Linh // .- 2023 .- Số 4 (260) - Tháng 4 .- Tr. 38-50 .- 327

Phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch cũng như cán cân thương mại và cơ cấu ngành hàng giữa hai nước, đặt trong bối cảnh và triển vọng kinh tế hiện nay, với số liệu cập nhật đến hết tháng 02/2023. Bài viết đưa ra một số nhận định và đánh giá về thực trạng thương mại giữa hai nước, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại song phương theo hướng cân bằng và có lợi hơn cho cả Việt Nam và Trung Quốc.

4 Bảo hiểm vi mô : kênh bảo hiểm tiềm năng / Hoàng Long // .- 2023 .- Sô 18 (627) .- Tr. 79-81 .- 368

Bảo hiểm vi mô cùng với bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ là các sản phẩm chính của thị trường bảo hiểm. Tại Việt Nam, bảo hiểm vi mô chưa được nhiều người biết đến. Bài viết tìm hiểu về bảo hiểm vi mô, triển vọng phát triển vi mô tại thế giới cũng như Việt Nam thông qua những chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong phát triển kênh bảo hiểm này.

5 Quan hệ Việt Nam - Mông Cổ từ năm 2015 đến nay / Trương Phan Thanh Thủy // .- 2023 .- Số 646 - Tháng 11 .- Tr. 55-57 .- 327

Kể từ năm 2015 đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và Mông Cổ đã có những bước phát triển mạnh mẽ so các giai đoạn trước, thể hiện trên nhiều lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng... Tuy nhiên, bên cạnh sự ổn định, vẫn còn nhiều hạn chế cản trở sự phát triển quan hệ giữa hai nướcviết trình bày thực trạng của quan hệ Việt Nam - Mông Cổ trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng…, từ đó đưa ra những đánh giá và hàm ý cho Việt Nam.

6 Giải pháp khơi thông “điểm nghẽn” đầu tư công / Đỗ Diệu Hương // .- 2023 .- Tháng 9 .- Tr. 11-15 .- 330

Trong bối cảnh cả sản xuất công nghiệp và xuất khẩu đang sụt giảm, thị trường vốn tắc nghẽn thì đầu tư công đóng vai trò then chốt, giải ngân vốn đầu tư công là một giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm gánh nặng vốn vào hệ thống ngân hàng và thị trường tiền tệ. Mặc dù, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư, song tốc độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn chậm, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Để đẩy nhanh giải ngân và tăng cường vốn đầu tư công cần giải pháp tổng thể cả về thể chế, chính sách và tổ chức triển khai giúp khơi thông các “điểm nghẽn” và tăng cường hiệu quả đầu tư công trong thời gian tới.

7 Tác động của giá dầu tới cán cân thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2021 / Phạm Thành Công // .- 2023 .- Số 542 - Tháng 07 .- Tr. 40-49 .- 658

Bài viết nghiên cứu đặc độngà nga giá đầu tới cản cần thương mại ôi ử dụng mô dữ liệu quý I, Nam giai đoạn 2010 - 2021. Kết quả cho thấy, không có mối quan hệ dài hạn thông kiểm định đồng liên kết Johansen và không tồn tại bất kỳ véctơ đồng liên kết nào trong hai trường hợp không có và có xu hướng thời gian. Ngoài ra, kết quả phân tích phả phương sai cho thấy, cán cân thương mại ít nhạy cảm đối với các cú sốc giá dầu vì mức phản ứng của cán cân thương mại khi giả dầu tăng hay giảm một đơn vị độ lệch chuẩn ít, đồng thời tỷ lệ đóng góp của giá dầu vào thay đổi cán cân thương mại thấp.

8 Hoạt động của các trung gian tài chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam / Lê Thanh Huyền // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2023 .- Số 636 .- Tr. 44-46 .- 332

Thị trường chứng khoán chính thức của Việt Nam bắt đầu hoạt động từ thời điểm tháng 7 năm 2000. Việc phân tích hoạt động của các TGTC trên thị trường chứng khoán theo từng loại hình TGTC là khó khăn và có thể dẫn tới những trùng lặp. Vì vậy, trong phần tiếp theo các hoạt động của các TGTC trên TTCK được phân tích theo các nhóm hoạt động: Hoạt động phát hành chứng khoán, hoạt động kinh doanh chứng khoán, hoạt động môi giới, hoạt động quản lý danh mục đầu tư và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các hoạt động khác.

9 Đánh giá thái độ của thế hệ Z về địa vị xã hội của lao động trong lĩnh vực khách sạn Việt Nam / Phạm Thị Thu Phương, Phạm Trương Hoàng // Du lịch Việt Nam .- 2023 .- Số 3 .- Tr. 38-39 .- 910

Trình bày các khái niệm về thế hệ Z và địa vị xã hội; địa vị xã hội của lao động trong lĩnh vực khách sạn qua đánh giá của thế hệ Z; một số gợi ý cải thiện đánh giá của thế hệ Z.

10 Quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Đài Loan năm 2022 và triển vọng năm 2023 / Vũ Thùy Dương // Nghiên cứu Đông Bắc Á .- 2023 .- Số 1 (263) .- Tr. 30-38 .- 327

Tập trung phân tích thực trạng, vấn dề tồn tại trong quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Đài Loan trong năm 2022 và triển vong năm 2023.