CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Việt Nam

  • Duyệt theo:
31 Thực hiện chính sách giáo dục hòa nhập ở Ấn Độ và so sánh với Việt Nam / Đỗ Thị Bích Thảo // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 4(101) .- Tr. 17-25 .- 327

Trình bày một số chính sách giáo dục hòa nhập ở Ấn Độ. Từ đó đưa ra một số sáng kiến cải cách giáo dục của Chính phủ Ấn Độ với mục đích đảm bảo môi trường giáo dục hòa nhập tốt nhất cho trẻ khuyết tật.

32 Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Cộng hòa Dân chủ Đức trong giai đoạn 1950-1975 / Lương Thị Hồng // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 3(246) .- Tr. 74-81 .- 327

Tập trung phân tích quá trình hợp tác, giúp đỡ về kinh tế của Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Đức đối với Việt Nam trong giai đoạn 1950-1975 nhằm thể hiện mối quan hệ bền chặt giữa Chính phủ Việt Nam và Đức, đồng thời khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng trong quá trình vận động, tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.

33 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương Quốc Anh và những ảnh hưởng đến thương mại – Đầu tư của Việt Nam / Hà Văn Hội, Phạm Xuân Hoan // Nghiên cứu Châu Âu .- 2021 .- Số 3(246) .- Tr. 61-73 .- 327

Khái quát những nội dung cơ bản của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương Quốc Anh và những ảnh hưởng hiệp định này tới thương mại và đầu tư của Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương Quốc Anh.

34 Hành trình triển khai bệnh án điện tử tại Việt Nam – mở đường cho y tế thông minh / // .- 2021 .- số 3 .- Tr. 44-50 .- 005.13

Triển khai bệnh án điện tử đã và đang mang lại lợi ích thiết thực trong chăm sóc sức khoẻ. Những bệnh án điện tử-ích bác sỹ, lợi bệnh nhân. Một số điển hình trong thực tiễn triển khai bệnh án điện tử và những bài học rút ra.

35 Kinh tế số và đo lường kinh tế số tại các nước và Việt Nam/ Đặng Thị Việt Đức / Đặng Thị Việt Đức // .- 2021 .- số 3 .- .- 330

Giới thiệu khái niệm kinh tế số và sự phát triển của khái niệm kinh tế số. Đo lường kinh tế số. Đo lường một vài khía cạnh của nên kinh tế số. Đo lường toàn diện nền kinh tế số. Kinh tế và đo lường kinh tế số tại Việt Nam.

36 Tình hình an ninh mạng của Việt Nam và thế giới trong quý I – 2021 / Quốc Trường // .- 2021 .- số 2(060) .- Tr. 48-50 .- 004

Tình hinh an ninh mạng tại Việt Nam. Tình hình an ninh mạng trên Thế giới. Dự báo xu hướng tấn công mạng trong các quý tiếp theo của năm 2021. Giải pháp phòng chống các nguy cơ tấn công an ninh mạng đang phát triển trong quý 1 – 2021

37 Nền tảng hợp tác quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ / Hoàng Cẩm Thanh // Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á .- 2021 .- Số 2(99) .- Tr. 42-49 .- 327

Phân tích nền tảng cho việc hợp tác song phương quốc phòng kể từ những năm đầu tiên của giai đoạn bình thường hóa đến năm 2000.

38 Vai trò của ngoại giao nhân dân trong quan hệ Việt - Trung / Giáp Thị Vịnh // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 2(234) .- Tr. 39-46 .- 327

Phân tích vai trò quan trọng của ngoại giao nhân dân trong quan hệ Việt – Trung, từ đó đưa ra một số nhận xét và kiến nghị nhằm phát triển hình thức ngoại giao quan trọng này.

39 Ảnh hưởng của Covid-19 đến quan hệ kinh tế Việt - Trung / Ngô Hiến Vinh, Đỗ Thị Ngân, Phạm Thị Hồng Giang // Nghiên cứu Trung Quốc .- 2021 .- Số 2(234) .- Tr. 67-83 .- 327

Phân tích ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc. Covid-19 cũng là lời cảnh báo cho những vấn đề còn tồn đọng trong quan hệ kinh tế song phương, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực khắc phục từ hai phía.

40 Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam / Nguyễn Văn Tuấn, Lê Thị Hoài Thương // Tài chính - Kỳ 1 .- 2020 .- Số 732 .- Tr.123 -125 .- 330

Bài viết sử dụng dữ liệu từ năm 2007-2017 để tính hệ số sử dụng lao động (ILOR) của Việt Nam và 13 nước bao gồm: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cùng 10 nước ASEAN theo phương pháp tính trực tiếp. Kết quả cho thấy, hiệu quả sử dụng lao động Việt Nam rất thấp, chỉ xếp trên Campuchia nhưng thấp hơn Lào và bằng 1/104 hiệu quả sử dụng lao động của Mỹ, bằng 1./48 của Sigapore. Bên cạnh đó, để hiểu rõ hiệu quả sử dụng lao động của từng ngành trong nền kinh tế của Việt Nam, tác giả tính hệ số ILOR cho từng ngành và kết quả chỉ ra rằng ngành "Hoạt động hành chính và hỗ trợ dịch vụ" và ngành "dịch vụ ăn uống và lưu trú" có chỉ số ILOR lớn nhất (tương ứng 30,74 và 23,96) - hiệu quả sử dụng lao động thấp nhất, trong khi đó ngành có hệ số ILOR nhỏ nhất là "Sản xuất và phân phối điện, nước và khí đốt" và ngành "Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm" (tương ứng 0,43 và 2,06). Qua kết quả tính toán, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại Việt Nam.