CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Kiểm toán--Nội bộ

  • Duyệt theo:
21 Ảnh hưởng của đại dịch covid-19 đến kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp / Nguyễn Thị Phương Thảo // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 223 .- Tr. 78-80,86 .- 657

Bài viết mô tả những thách thức mà các bộ phận kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt trong giai đoạn đại dịch covid-19 và đưa ra các khuyến nghị về cách ứng phó với những vấn đề này.

22 Kiểm toán nội bộ trong các trường đại học công lập : kinh nghiệm quốc tế nhìn từ các nghiên cứu / Nguyễn Thúc Hương Giang, Nguyễn Thị Phương Dung // Kế toán & Kiểm toán .- 2022 .- Số 223 .- Tr. 35-41 .- 657

Bài viết tổng hợp các nghiên cứu quốc tế về áp dụng kiểm toán nội bộ trong các trường đại học trên thế giới và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình triển khai áp dụng sắp tới.

23 Ảnh hưởng của kiểm toán nội bộ đối với việc ngăn ngừa gian lận trong các doanh nghiệp của Việt Nam / Đoàn Thanh Nga // .- 2022 .- Số 777 .- Tr. 78-82 .- 657

Bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu về sự ảnh hưởng của kiểm toán nội bộ đối với việc ngăn ngừa gian lận có thể xảy ra tại các doanh nghiệp của Việt Nam.

24 Phát triển nguồn nhân lực kiểm toán nội bộ đáp ứng chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại Việt Nam : thực trạng và một số khuyến nghị / Đặng Văn Đại // Ngân hàng .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 37-44 .- 658

Một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực kiểm toán nội bộ; Một số yêu cầu đặt ra cho nguồn nhân lực kiểm toán nội bộ trong bối cảnh chuyển đổi số tại các ngân hàng; Đánh giá về nguồn nhân lực kiểm toán nội bộ của NHTM Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay; Một số khuyến nghị.

25 Thúc đẩy phát triển hoat động kiểm toán liên tục ở Việt Nam / Nguyễn Thị Thanh Hoài // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 276 .- Tr. 141 - 143 .- 657

Bài viết trao đổi tổng quan về kiểm toán liên tục, vai trò, lợi ích của phương thức kiểm toán này từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm thúc đẩy phát triển kiểm toán liên tục ở Việt Nam.

26 Kiểm toán nội bộ và kiểm toán từ xa trong bối cảnh đại dịch covid-19 / Lê Quốc Nghị, Trần Thị Ngọc Tú // Ngân hàng .- 2022 .- Số 2+3 .- Tr. 118-122 .- 657

Trình bày quan điểm của kiểm toán nội bộ trong việc ứng dụng công nghệ số, đồng thời đánh giá việc triển khai kiểm toán từ xa tại Ngân hàng Trung ương các nước Đông Nam Á, qua đó đề xuất định hướng giải pháp đối với kiểm toán nội bộ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

27 Yêu cầu phát triển kiểm toán liên tục trong bối cảnh hội nhập / Nguyễn Văn Hòa // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 217 .- Tr. 60-62 .- 657

Bài viết trao đổi tổng quan, vai trò và lợi ích của kiểm toán liên tục. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị đề xuất, nhằm thúc đẩy phát triển kiểm toán liên tục ở Việt Nam.

28 Phát huy vai trò của kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam / Hoàng Đình Hương // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2021 .- Số 601 .- Tr. 49 - 51 .- 657

Thực tiễn cho thấy, để nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý trong doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn kinh tế thì một trong những vấn đề then chốt cần giải quyết đó là nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ nhằm giúp các tập đoàn nắm bắt được những cơ hội, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi sai phạm trong các hoạt động nói chung và trong hoạt động tài chính kế toán nói riêng. Từ đó, hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động và làm gia tăng giá trị trong quản lý.Vì vậy, kiểm toán nội bộ được coi như là một công cụ hữu hiệu.

29 Ứng dụng hoạt động kiểm toán liên tục trong kiểm toán nội bộ / Nguyễn Vĩnh Khương // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 213 .- Tr. 36-39 .- 657

Bài viết trình bày các vấn đề liên quan quy trình, cách thức, các công cụ phổ biến sử dụng trong hoạt động kiểm toán liên tục.

30 Khoảng cách giữa quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ quỹ tín dụng nhân dân và thông lệ quốc tế / Nguyễn Minh Phương // Kế toán & Kiểm toán .- 2021 .- Số 215 .- Tr. 31-36 .- 657

Khung khổ lý thuyết về kiểm soát nội bộ (KSNB) đã được COSO, IIA, BIS phát triển và nhiều tổ chức quốc tế ứng dụng ở các lĩnh vực khác nhau, trong đó có tổ chức tài chính. Các khung khổ lý thuyết bao gồm mô hình hệ thống KSNB với 5 cấu phần (COSO) hay mô hình ba tuyến, bốn tuyến bảo vệ nhằm thiết kế các tầng lớp phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp một cách khoa học, hợp lý (IIA, BIS). Hướng đến xây dựng, hoàn thiện những quy định về hệ thống KSNB đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ngoài việc đối chiếu với các quy định pháp luật hiện hành thì một trong những giải pháp quan trọng là xem xét, lĩnh hội khung khổ lý thuyết mà thông lệ quốc tế đã xây dựng, áp dụng và được kiểm chứng.