CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bộ luật Lao động

  • Duyệt theo:
1 Thực tiễn pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu / Dương Tấn Thanh // .- 2022 .- Số 12 .- Tr. 31 – 35 .- 340

Tác giả phân tích các vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng lao động vô hiệu, đánh giá thực trạng của việc giải quyết hợp đồng lao động vô hiệu về mặt lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung và chế định hợp đồng lao động vô hiệu nói riêng.

2 Điều chỉnh của Bộ luật lao động năm 2019 đối với quan hệ lao động và những vấn đề đặt ra khi triển khai trong thực tiễn / Đào Mộng Điệp // Luật học .- 2022 .- Số 10 .- Tr. 90 – 97 .- 340

Bài viết đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động, pháp luật liên quan đến tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quan hệ lao động đảm bảo quyền và lợi ích của tập thể người lao động và người suwrdungj lao động trong giai đoạn hiện nay.

3 Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bằng phương thức hòa giải theo bộ luật lao động Việt Nam năm 2019 / Nguyễn Hoàng Mỹ Linh // .- 2022 .- Số 619 .- Tr. 46 - 48 .- 340

Bài viết phân tích và đánh giá các quy định của bộ luật lao động Việt Nam năm 2019 và các văn bản pháp luật có liên quan về các hoạt động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bằng phương thức hòa giải. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra những so sánh với các quy định trong luật cũ để thấy được những điểm tiến bộ của luật hiện hành về phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.

4 Tác động của một số điểm mới nổi bật trong quy định của Bộ luật lao động năm 2019 đến doanh nghiệp Việt Nam và định hướng áp dụng / rần Linh Huân, Nguyễn Mậu Thương // Khoa học pháp lý .- 2021 .- Số 3(142) .- Tr. 46 - 54 .- 340

Bài viết tập trung phân tích, đánh giá làm rõ một số điểm mới nổi bật của Bộ luật Lao động năm 2019 trong quy định về tuổi nghỉ hưu, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tiền lương và tăng giờ làm thêm cũng như sự tác động của các quy định này đối với soanh nghiệp Việt Nam, từ đó đưa ra một số định hướng thực thi, áp dụng dụng.

5 Hòa giải trong tranh chấp lao động cá nhân / Phạm Thị Bích Hảo // .- 2019 .- Số 7 .- Tr.38 - 40 .- 344.01597

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động là những mâu thuẫn bất đồng không thể tự dàn xếp được giữa các cá nhân hoặc tập thể người lao động và người sử dụng lao động liên quan đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.

6 Hoàn thiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về cho thuê lại lao động / Cao Vũ Minh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 17 .- Tr. 50-56 .- 340

Hiện nay, xử phạt vi phạm hành chính về cho thuê lại lao động được quy định chủ yếu trong Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ. Bên cạnh những kết quả đạt được, một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm cho thuê lại lao động trong Nghị định số 28/2020/NĐ-CP đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện.

7 Quy định của Bộ luật lao động năm 2019 và bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng / Nguyễn Văn Hợi, Nguyễn Tài Tuấn Anh // Nghiên cứu Lập pháp .- 2021 .- Số 14 (437) .- Tr.38 - 43 .- 340

Chế định hợp đồng là chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật tư, được ghi nhận bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, trong đó có Bộ luật Dân sự và Bộ luật Lao động. Bài viết trình bày, phân tích các quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 và Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng, trong đó chỉ ra những bất cập và đề xuất kiến nghị hoàn thiện.

8 Một số điểm mới về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo bộ luật lao động năm 2019 và dự báo tác động đến doanh nghiệp / Nguyễn Thị Bích // .- 2020 .- Số 6(136) .- Tr.47 – 53 .- 340

Tác giả trình bày một số điểm mới về tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo Bộ luật lao động năm 2019, đồng thời xem xét một số tác động của các quy định này đối với doanh nghiệp khi Bộ luật lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

9 Tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp theo Bộ luật lao động năm 2019 / Nguyễn Thị Hồng Nhung, Lê Thị Ngọc Yến // Nghiên cứu Lập pháp .- 2020 .- Số 17 (417) .- Tr. 44 – 49 .- 340

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, cho phép người lao động thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp, ngoài công đoàn, trên cơ sở phù hợp với các quy định quốc tế về lao động và tuân thủ các hiệp định thương mại tự do mới mà Việt Nam đã tham gia. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức này còn chưa cụ thể. Đây là một vấn đề rất mới, chưa từng có tiền lệ trong pháp luật lao động Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về việc thành lập của tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp, cũng như về quyền thương lượng tập thể của tổ chức này, các tác giả đưa ra một số kiến nghị.

10 Một số bình luận, góp ý về vấn đề làm thêm giờ, tuổi nghỉ hưu, thời hạn cho thuê lại lao động và giấy phép lao động trong dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) / Trần Linh Huân // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 9(130) .- Tr. 22 – 29 .- 340

Trải qua hơn 5 năm triển khai thi hành Bộ luật Lao động năm 2012, bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng tồn tại không ít những bất cập nhất định, Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế. Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động cho phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu hội nhập quốc tế là điều rất quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở đó, bài viết bình luận, góp ý về việc sử đổi, bổ sung một số điều trong dự thảo Bộ luật Lao động và từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện.