CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Bộ luật Lao động

  • Duyệt theo:
11 Góp ý quy định về thương lượng tập thể và thoả ước lao động tập thể trong dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) / Lê Thị Thuý Hương // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 9(130) .- Tr. 30 – 39 .- 340

Trên cơ sở phân tích một số nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề thương lượng tập thể và thoả ước lao động tập thể quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương V Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), bài viết đề xuất một số góp ý nhằm chỉnh sửa và hoàn thiện các quy định này.

12 Một số góp ý về quy định liên quan đến tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) / Đoàn Công Yên // Khoa học pháp lý .- 2019 .- Số 9(130) .- Tr. 40 – 48 .- 340

Trong Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, Chương XIII điều chỉnh tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp. Trong bài viết này, tác giả phân tích một số quy định liên quan đến quyền tự do thành lập, gia nhập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp với mục tiêu đưa ra đề xuất nhằm góp phần bảo đảm thực thi quyền thành lập, gia nhập tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp.

13 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động / Đinh Thị Chiến // Khoa học pháp lý .- 2019 .- .- Số 9(130) .- Tr. 49 – 60 .- 340

Luật lao động truyền thống có xu hướng bảo vệ an ninh công việc cho người lao động nên hạn chế quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Ngày nay, sự phát triển của công nghệ và xu thế toàn cầu hoá đã đặt ra nhu cầu xem xét lại vấn đề này để bảo đảm năng lực cạnh tranh của người sử dụng lao động. Trên cơ sở cân nhắc giữa vấn đề an ninh việc làm, thu nhập của người lao động và nhu cầu linh hoạt của người sử dụng lao động, tác giả đưa ra một số ý kiến đối với các quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động trong Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)

14 Một số điểm mới về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động năm 2019 / Lê Đình Quảng // Nghề luật .- 2020 .- Số 3 (2020) .- Tr.40 – 43 .- 340

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong các chế định quan trọng của pháp luật lao động. Kế thừa quy định của Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2019 đã ghi nhận nhiều điểm mới, tiến bộ về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. Việc xây dựng và ban hành các quy định này tạo thành tạo hàng lang pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ. Trong bài viết này, tác giả tập trung phân tích một số điểm mới về vấn đề thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi của Bộ luật Lao động năm 2019 trong mối tương quan so sánh với Bộ luật Lao động năm 2012.

15 Những điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019 về thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động / Nguyễn Xuân Thu // Nghề luật .- 2020 .- Số 3 (2020) .- Tr.27 – 33 .- 340

Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 được Quốc hội khoá XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, ngày 20/11/2019 với nhiều điểm mới quan trọng về thực hiện và chấm dứt hợp đồng lao động. Những điểm mới này sẽ tác động không nhỏ tới việc duy trì và chấm dứt quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, tới hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan nhà nước hữu quan và tới hoạt động nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân khác. Bài viết này phân tích, đánh giá những điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019 so với Bộ luật lao động năm 2012.