CSDL Bài trích Báo - Tạp chí

chủ đề: Nguồn lực tài chính

  • Duyệt theo:
1 Nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam / Lê Thị Thùy Vân, Hoàng Bá Hòa // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 16 - 20 .- 332

Bài viết phân tích các nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam, đánh giá những kết quả đạt được, nhận diện những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất định hướng giải pháp nhằm huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính thúc đẩy tăng trưởng xanh ở Việt Nam.

2 Huy động nguồn lực tài chính triển khai hiệu quả chính sách an sinh xã hội / Phạm Thị Bảo Hà, Bùi Tôn Hiến // .- 2024 .- Kỳ (1+2) - Số (818+819) - Tháng 02 .- Tr. 24 - 27 .- 332

Chính sách an sinh xã hội là chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, chăm lo cho con người, vì hạnh phúc con người, là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong 10 năm qua, chính sách an sinh xã hội đã góp phần phát triển đất nước, ổn định chính trị, xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Trong giai đoạn tiếp theo, cần huy động đủ nguồn lực để tiếp tục thực hiện chính sách an sinh xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3 Tăng cường huy động nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục đại học công lập Việt Nam / Hoàng Lan Phương, Nguyễn Thị Hồng Loan // .- 2023 .- K1 - Số 251 - Tháng 11 .- Tr. 16-21 .- 658

Nguồn lực tài chính có vai trò quan trọng đối với phát triển giáo dục đại học công lập. Việc huy động hiệu quả nguồn lực tài chính không chỉ giúp giáo dục đại học công lập phát triển, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế mà còn giúp cho việc sử dụng nguồn NSNN nói riêng và nguồn lực tài chính của cả quốc gia được sử dụng hiệu quả hơn.

4 Đảm bảo nguồn lực tài chính cho các ngân hàng chính sách ở Việt Nam : thực trạng và khuyến nghị / Hoàng Đức Chính, Nguyễn Cảnh Hiệp // .- 2023 .- Sô 18 (627) .- .- 332

Bài viết chỉ ra một số vướng mắc trong việc đảm bảo nguồn lực tài chính cho các ngân hàng chính sách (NHCS) ở Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, tác giả bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động của NHCS, đáp ứng yêu cầu triển khai các chính sách tín dụng của Nhà nước trong thời gian tới.

5 Phát triển nguồn nhân lực ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và công nghệ số / Ngô Thị Thu Hương // .- 2023 .- K2 - Số 250 - Tháng 10 .- Tr. 10 - 15 .- 658

Bài viết phân tích tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số đến ngành ngân hàng. Từ đó, làm căn cứ đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành này trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

6 Ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến việc tiếp cận nguồn tài chính trong các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam / Nguyễn Thị Hoa Hồng // .- 2023 .- Số 639 - Tháng 07 .- Tr. 81 - 83 .- 658

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội đến việc tiếp cận nguồn tài chính trong các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2010-2021. Bằng cách áp dụng các mô hình hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động trách nhiệm xã hội thông qua điểm công bố trách nhiệm xã hội cao sẽ thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nguồn tài chính dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chứng mình được các nhân tố khác bao gồm doanh thu, đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản và lợi nhuận đều có những tác động nhất định đến việc tiếp cận nguồn tài chính trong các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.

7 Phát huy nguồn lực kinh tế của tôn giáo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng / Bùi Thị Vân Anh // Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương .- 2022 .- Số 624 .- Tr. 46 - 48 .- 658

Bài viết chỉ ra nguồn lực tôn giáo trong phát triển kinh tế đồng thời đưa ra một số giải pháp phát huy hơn nữa nguồn lực kinh tế của tôn giáo tại Đà Nẵng trog giai đoạn hiện nay.

8 Huy động nguồn lực tài chính ứng phó với biến đổi khí tại Việt Nam / Đinh Ngọc Linh // Tài chính - Kỳ 1 .- 2022 .- Số 780 .- Tr.15-19 .- 332

Ở Việt Nam, Chính phủ nhận thức rõ những thách thức phải đối mặt về biến đổi khí hậu ngày càng tăng và đã ứng phó mạnh mẽ thông qua các chính sách, chương trình hành động, chiến lược quốc gia về biến đổi khíhậu, tăng trưởng xanh. Nguồn lực tài chính ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu khá đa dạng, bao gồm ngân sách trung ương, chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, nguồn viện trợ ODA, viện trợ quốc tế, đầu tư của khu vực tư nhân... Tuy đã có những chính sách, kế hoạch và chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu và đã tập trung nguồn lực để thực hiện nhưng hiện nay nguồn lực tài chính mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu, trong khi chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam được dự báo sẽ vượt quá 3-5% GDP vào năm 2030. Do đó, vấn đề đặt ra là cần đa dạng hóa các nguồn lực tài chính, tập trung huy động và đầu tư có hiệu quả các nguồn lực hiện có.

9 Kinh nghiệm của Nhật Bản trong huy động nguồn lực tài chính từ đất đai phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị / NCS. Trần Thái Yên, ThS. Phan Thị Thanh Bình, ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung // Tài nguyên & Môi trường .- 2022 .- Số 2 .- Tr. 12-13 .- 330

Đề cập đến những kinh nghiệm thực tiễn trong huy động nguồn lực tài chính đất đai phục vụ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị của Nhật Bản, trên cơ sở đó, đề xuất một số bài học có thể áp dụng cho Việt Nam.

10 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính tại các bệnh viện công lập ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Thanh // Nghiên cứu Tài chính Kế toán .- 2021 .- Số 220 .- Tr. 29-32 .- 658

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình huy động và sử dụng nguồn lực tài chính tại các bệnh viện công giúp các nhà quản lý đưa ra các giải pháp tiên tiến.